Đảng Lập Hiến Đông Dương và các hoạt động ở Nam Kỳ (1923 - 1939)

Đảng Lập Hiến Đông Dương, được gọi tắt là Đảng Lập Hiến, ra đời năm 1923 tại Sài Gòn, do ông Bùi Quang Chiêu đứng đầu, với đường lối đấu tranh ôn hòa với người Pháp thông qua con đường lập hiến để giành lại quyền lợi kinh tế - chính trị cho người Việt, lấy canh tân tích lũy nội lực để đi đến tự do độc lập. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 11 (207) 2015 70 ĐẢNG LẬP HIẾN ĐÔNG DƯƠNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG Ở NAM KỲ (1923 - 1939) MAI THỊ MỸ VỊ Đảng Lập Hiến Đông Dương, được gọi tắt là Đảng Lập Hiến, ra đời năm 1923 tại Sài Gòn, do ông Bùi Quang Chiêu đứng đầu, với đường lối đấu tranh ôn hòa với người Pháp thông qua con đường lập hiến để giành lại quyền lợi kinh tế - chính trị cho người Việt, lấy canh tân tích lũy nội lực để đi đến tự do độc lập. Đảng Lập Hiến hoạt động sôi nổi trong nhiều năm, tạo ra một số ảnh hưởng nhất định, nhưng rồi dần dần mờ nhạt do những biến động trên chính trường miền Nam và do có những quyền lợi chính trị - kinh tế gắn bó với chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Vào những năm 1916 - 1917, phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp văn thân - sĩ phu ở Việt Nam liên tiếp gặp thất bại. Lãnh tụ của các phong trào đấu tranh như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Quyền. đều bị kết án, tử hình, lưu đày hay án tù dài hạn. Điều này đã làm cho hoạt động của các nhóm yêu nước như phong trào Đông Du (1906 - 1908), phong trào Duy tân (1905 - 1908). tạm thời lắng xuống. Cho đến nửa đầu thập niên 1920, không có một phong trào đấu tranh chống Pháp quy mô lớn nào nổ ra trên cả nước, ngoài một số cuộc đấu tranh nhỏ lẻ của công nhân, viên chức. Tình hình đó cho thấy, trong thời điểm này, người Pháp đã có sự kiểm soát Mai Thị Mỹ Vị. Thạc sĩ. Trung tâm Sử học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. vững chắc Đông Dương. Những hình thức đấu tranh yêu nước theo kiểu cũ không còn phù hợp. Trong hoàn cảnh đó ở Sài Gòn bắt đầu xuất hiện một khuynh hướng đấu tranh chính trị với mục tiêu đòi chính quyền thuộc địa sửa đổi Hiến pháp, cho người Việt Nam (An Nam) được tổ chức chính quyền tự trị trong khuôn khổ chế độ bảo hộ. Những người Việt Nam chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hiến định là những trí thức chịu ảnh hưởng nền giáo dục Pháp quốc, một số trường hợp có quốc tịch của Pháp. Họ đã trở nên Âu hóa từ đời sống sinh hoạt đến tư .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.