Ở Việt Nam, Duy thức không thành một tông phái tu hành riêng, nhưng tư tưởng duy thức trên lập trường trung đạo được thể hiện khá rõ trong triết lý của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Do vậy, nghiên cứu về triết học duy thức cũng là cơ sở lý luận quan trọng để nhận thức về Phật giáo ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | 1 CHUYÊN MỤC TRIẾT HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC - LUẬT HỌC VẤN ĐỀ “TỒN TẠI” TRONG DUY THỨC HỌC VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO DƯƠNG ĐÌNH TÙNG “Tồn tại” là trung tâm của vấn đề bản thể. Trên lập trường trung đạo, duy thức học đã phá bỏ được những đối đãi về vấn đề “có” và “không” của hữu thể, qua đó xác lập nên quan niệm về vấn đề tự tính của vạn pháp. Giải quyết mối quan hệ giữa tự tính và hiện tượng, duy thức học đã giải quyết được những mâu thuẫn về mặt tư tưởng giữa Phật giáo Tiểu thừa và Trung quán, qua đó góp phần vào sự phát triển của triết học Phật giáo. Ở Việt Nam, Duy thức không thành một tông phái tu hành riêng, nhưng tư tưởng duy thức trên lập trường trung đạo được thể hiện khá rõ trong triết lý của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Do vậy, nghiên cứu về triết học duy thức cũng là cơ sở lý luận quan trọng để nhận thức về Phật giáo ở Việt Nam. 1. VẤN ĐỀ “CÓ” VÀ “KHÔNG” TRONG DUY THỨC HỌC Vạn pháp có tự tính hay không có tự tính là vấn đề trọng yếu của triết học Phật giáo, việc lựa chọn cách thức giải quyết nào sẽ tác động đến toàn bộ tiến trình nhận thức và hành động của hệ phái. Lịch sử phát triển nhà Phật cho thấy, đã có những cách luận giải khác nhau về vấn đề này, và có Dương Đình Tùng. Thạc sĩ. Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng. những thời điểm, sự khác biệt về tư tưởng trong cách giải quyết đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc trong nội bộ Phật giáo. Duy thức học ra đời trong hoàn cảnh xã hội Ấn Độ đang tồn tại song hành hai sự biện giải trái ngược nhau giữa Phật giáo Tiểu thừa và Trung quán (khi đã trở nên cực đoan) về vấn đề tự tính của vạn pháp là tồn tại hay không tồn tại. Không đi về cực nào, trên lập trường trung đạo và kinh điển Nikaya, duy thức học đã có những kiến giải độc đáo về vấn đề tồn tại của 2 DƯƠNG ĐÌNH TÙNG – VẤN ĐỀ “TỒN TẠI” TRONG DUY THỨC HỌC các pháp, qua đó không những đã giải quyết được mâu thuẫn về mặt tư tưởng giữa các hệ phái mà còn tạo nên bước phát triển mới trong lịch sử triết học Phật giáo Đại thừa nói