Nội dung chính của bài viết nêu ra qui trình biên tập của một tạp chí thông thường phải trải qua ba bốn khâu khác nhau, từ việc phản biện về mặt chuyên ngành, cho đến việc biên tập về mặt văn phong cũng như việc sửa lỗi mo-rát. | 102 TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 5 (201) 2015 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU VÀ KHÔNG GIAN KHOA HỌC TRẦN HỮU QUANG Ở đây tôi muốn nêu lên bốn ý kiến. Ý kiến thứ nhất, tôi cho rằng cần lưu ý để tránh rơi vào quan điểm thương mại hóa. Lẽ tất nhiên, một tờ báo xét dưới khía cạnh dịch vụ thì đương nhiên phải gắn với một số hoạt động thương mại bình thường của nó. Bán báo thì phải có người mua, và làm báo thì phải bán được báo. Chứ không phải như thời bao cấp: có những sản phẩm người dân muốn mua thì không có; ngược lại, có những sản phẩm bán ra không ai mua. Tuy nhiên, chúng ta cần xác định rõ rằng Tạp chí Khoa học Xã hội là một tạp chí nghiên cứu khoa học, chứ không phải là một tạp chí dành cho đại chúng. Mục tiêu số một của nó không phải là làm sao để có độc giả càng đông càng tốt (nói điều này không có nghĩa báo đại chúng là báo chạy theo độc giả!). Dĩ nhiên tạp chí cần mở rộng số độc giả, nhưng vì là tạp chí chuyên ngành khoa học, nên chắc chắn số độc giả sẽ rất ít. Việc gia tăng số lượng độc giả ở đây chỉ là một mục tiêu thứ yếu. Mục tiêu chính yếu của tờ tạp chí này là học thuật. Nếu tạp chí đăng tải được những ý tưởng mới, có những bài hay về mặt khoa học, thì số người tìm đến mua sẽ nhiều hơn. Việc tăng số độc giả là hệ Trần Hữu Quang. Phó giáo sư tiến sĩ. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. quả của nội dung và hàm lượng học thuật của tờ tạp chí, chứ không thể là cứu cánh hay mục tiêu. Ở đây, không nên lẫn lộn giữa hệ quả với mục tiêu. Tìm cách gia tăng số độc giả mà không chú ý nội dung chính là nguy cơ rơi vào quan điểm thương mại hóa – hiểu theo nghĩa tiêu cực. Chính vì lý do ấy mà phần lớn các tạp chí nghiên cứu trên thế giới đều hoạt động không có lời. Do không thể “bán chạy” được, nên thường phải được “bao cấp” hoặc tài trợ dưới một hình thức nào đó. Đối với những tờ tạp chí cần thiết cho nền học thuật của quốc gia thì thông thường nhà nước buộc phải đứng ra đảm nhiệm việc bao cấp, vì có như vậy mới duy trì được sự tồn tại của những ngành khoa học ấy. Trong .