Kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh bậc tiểu học người Khmer hiện nay còn yếu kém. Thực trạng đó đặt ra các câu hỏi: làm sao để con em dân tộc Khmer trên địa bàn TPHCM nói riêng, đặc biệt là học sinh bậc tiểu học, có thể sử dụng tốt tiếng Việt? Những nguyên nhân nào khiến cho việc giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng này chưa đạt kết quả như mong muốn? Chúng ta khắc phục nó bằng cách nào? Đây là những câu hỏi đang cần được sớm giải đáp. | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 6 (202) 2015 47 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DẠY VÀ HỌC TIẾNG VIỆT BẬC TIỂU HỌC CHO HỌC SINH KHMER TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỒ XUÂN MAI Kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh bậc tiểu học người Khmer hiện nay còn yếu kém. Thực trạng đó đặt ra các câu hỏi: làm sao để con em dân tộc Khmer trên địa bàn TPHCM nói riêng, đặc biệt là học sinh bậc tiểu học, có thể sử dụng tốt tiếng Việt? Những nguyên nhân nào khiến cho việc giảng dạy tiếng Việt cho đối tượng này chưa đạt kết quả như mong muốn? Chúng ta khắc phục nó bằng cách nào? Đây là những câu hỏi đang cần được sớm giải đáp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuối tháng 3/2015, để thực hiện đề tài nghiên cứu: Thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt bậc tiểu học đối với học sinh Khmer trên địa bàn TPHCM hiện nay, chúng tôi có một đợt khảo sát thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt bậc tiểu học đối với học sinh Khmer trên địa bàn TPHCM, cụ thể là các quận Bình Tân và huyện Bình Chánh. Đây là những địa phương có số học sinh Khmer tương đối đông, tập trung hơn các quận khác trong Thành phố. Mỗi địa phương chúng tôi chọn 1 trường; mỗi trường chúng tôi chọn (ngẫu nhiên) từ các lớp khoảng 20 - 25 học sinh để khảo sát. Tổng cộng có 45 học sinh người Khmer tham gia vào cuộc khảo sát này. Có bốn kỹ năng về tiếng Việt được khảo sát là nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, Hồ Xuân Mai. Tiến sĩ. Trung tâm Nghiên cứu Văn học và Ngôn ngữ học. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. chúng tôi còn phỏng vấn chiến lược giáo viên, các vị chức sắc tôn giáo và những người làm công tác giáo dục. Kết quả khảo sát 25 em thuộc khối 2, 3, 4 của 2 trường thuộc huyện Bình Chánh và 20 em khối 3, 4 ở quận Bình Tân, thì có 45 em (100%) đọc kém và 43 em (hơn 95%) diễn đạt kém vì không hiểu. Riêng lớp 5, tổng số học sinh khối này ở hai địa phương Bình Chánh và Bình Tân chỉ có 10 em. Khi được yêu cầu viết một đoạn miêu tả giờ ra chơi, các em phải rất khó khăn mới viết được; mỗi em viết trung bình 6 câu nhưng cả 10 em (100%) đều sai ngữ pháp, sử