Bài viết tìm hiểu xung đột giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành trong khoảng thời gian từ năm 1360 cho đến 1390 để thấy độc lập dân tộc luôn gắn liền với việc củng cố, xây dựng quốc phòng. Đất nước suy yếu là nguy cơ xâm lược của nước ngoài. Điều này vẫn có giá trị thực tiễn đến ngày nay. Mời các bạn tham khảo! | 60 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO XUNG ĐỘT ĐẠI VIỆT - CHIÊM THÀNH TRONG NỬA CUỐI THẾ KỶ XIV (1360 - 1390) NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI Nửa cuối thế kỷ XIV, quốc gia Đại Việt rơi vào khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy kiệt, khiến cho vương quốc Chiêm Thành phía Nam không còn thần phục. Sau khi Chế Bồng Nga lên ngôi vua (1360) Chiêm Thành liên tục tấn công Đại Việt nhằm giành lại những vùng đất đã mất trước đó. Đến 1390, Chế Bồng Nga tử trận thì xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành mới chấm dứt. Bài viết tìm hiểu xung đột giữa hai nước Đại Việt và Chiêm Thành trong khoảng thời gian từ năm 1360 cho đến 1390 để thấy độc lập dân tộc luôn gắn liền với việc củng cố, xây dựng quốc phòng. Đất nước suy yếu là nguy cơ xâm lược của nước ngoài. Điều này vẫn có giá trị thực tiễn đến ngày nay. 1. BỐI CẢNH VÀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CUỘC XUNG ĐỘT ĐẠI VIỆT - CHIÊM THÀNH Chiêm Thành là tên cũ thường dùng để chỉ vương quốc nằm ở phía Nam Đại Việt (thuộc miền Trung Việt Nam ngày nay). Chiêm Thành còn có những tên gọi khác là Champa, Chiêm. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nước nhỏ thường thần phục nước lớn hơn, nên trong mối quan hệ với Đại Việt, Chiêm Thành chịu sự thần phục Đại Việt và thường mang sản vật tiến cống. Nguyễn Thị Phương Chi. Phó Giáo sư tiến sĩ. Viện Sử học. Khi triều Trần mới được thiết lập, mặc dù Chiêm Thành vẫn thần phục Đại Việt, nhưng lại vẫn đưa quân sang cướp phá, đòi lại đất cũ đã mất từ thời Lý. Điều đó khiến cho vị vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông rất tức giận. Năm Nhâm Tý (1252) vua tự làm tướng cầm quân tiến đánh Chiêm Thành và giành thắng lợi. Từ đó, những cuộc gây rối của Chiêm Thành đã nhường chỗ cho những chuyến triều cống thường xuyên. Nửa cuối thế kỷ XIII đến nửa đầu thế kỷ XIV, sử cũ ghi chép khá nhiều sự kiện tiến cống của Chiêm Thành. Niên đại đầu tiên chép việc tiến cống của NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI – XUNG ĐỘT ĐẠI VIỆT - CHIÊM THÀNH Chiêm Thành là năm 1242, niên đại sau cùng là năm 1352. Tất cả 15 lần(1). Đó là thời kỳ hữu