Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề KSCĐ lần 1 môn Địa lí lớp 12 năm 2018-2019 - THPT Tam Dương - Mã đề 132 sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 NĂM 2018-2019 TRƯỜNG THPT TAM DƯƠNG MÔN: Địa Lí 12 -------------------- Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 (Thí sinh được sử dụng Át lát Địa Lí Việt Nam) Họ, tên thí sinh:. Lớp: Câu 1: Vùng núi gồm các dãy núi song song và so le nhau theo hướng đông bắc – tây nam là: A. Trường Sơn Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Đông Bắc. Câu 2: Vùng núi có các thung lũng sông lớn cùng hướng tây bắc – đông nam điển hình là: A. Đông Bắc. B. Trường Sơn Nam. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc. Câu 3: Vùng núi cao nhất nước ta là: A. Trường Sơn Nam. B. Đông Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Tây Bắc. Câu 4: Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đều có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. B. Đều có 2/3 diện tích đất phèn và đất mặn. C. Đều có hệ thống đê ven sông ngăn lũ. D. Đều là đồng bằng phù sa châu thổ sông. Câu 5: Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt A. Giữa đất liền và biển. B. Giữa đồi núi với ven biển. C. Giữa miền núi với đồng bằng. D. Giữa miền Bắc với miền Nam. Câu 6: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, có ít sông đổ ra biển là nơi thuận lợi cho nghề A. làm muối B. khai thác thủy hải sản C. Nuôi trồng thủy sản D. Chế biến thủy sản Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng với tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên? A. Quyết định đến sự biến động dân số của 1 quốc gia. B. Tác động lớn đến cơ cấu dân số theo tuổi của quốc gia. C. Ảnh hưởng mạnh đến sự phân bố dân cư của quốc gia. D. Là động lực phát triển dân số của quốc gia, thế giới. Câu 8: Cơ cấu xã hội của dân số gồm cơ cấu theo A. giới và theo lao động. B. lao động và theo tuổi. C. trình độ văn hóa và theo giới. D. lao động và trình độ văn hóa. Câu 9: Điểm nào sau đây không đúng với bán bình nguyên Đông Nam Bộ? A. Độ cao khoảng 100 – 200 m. B. Có nhiều .