Nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết ESBL tại khoa tiết niệu Bệnh viện Nhân dân Gia định: Kết quả chẩn đoán và điều trị

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định kết quả chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết ESBL và hiệu quả kháng sinh liệu pháp. Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu có phân lập được vi khuẩn gây bệnh, tại khoa tiết niệu Bệnh viện Nhân dân Gia định, trong khoảng thời gian từ 01/08/2014 đến 30/04/2015. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU DO VI KHUẨN TIẾT ESBL TẠI KHOA TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH: KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ngô Xuân Thái*, Lê Việt Hùng**, Trần Lê Duy Anh**, Tô Quyền**, Phương Xuân Học**, Nguyễn Xuân Toàn**, Trần Trọng Lễ**, Tô Quốc Hãn**, Trần Thượng**, Lê Trung Trực**, Võ Duy Anh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN) do vi khuẩn gram âm tiết ESBL là vấn đề đáng báo động trong thời đại kháng kháng sinh như hiện nay. Vi khuẩn tiết được ESBL sẽ kháng tất cả các kháng sinh nhóm cephalosporin và nguy cơ lây lan cao. Chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình NKĐTN do vi khuẩn tiết ESBL tại khoa tiết niệu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, nơi đa số là NKĐTN phức tạp, nhằm có cái nhìn toàn cảnh về phổ vi khuẩn thường gặp, tỉ lệ tiết ESBL, mức độ đề kháng kháng sinh và hiệu quả kháng sinh liệu pháp. Mục tiêu: Xác định kết quả chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn tiết ESBL và hiệu quả kháng sinh liệu pháp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp NKĐTN có phân lập được vi khuẩn gây bệnh, tại khoa Tiết niệu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, trong khoảng thời gian từ 01/08/2014 đến 30/04/2015. Kết quả: 70 trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu được đưa vào nghiên cứu, 70% (49/70 TH) là do Escherichia coli, 7,14% (5/70 TH) là do Klebsiella spp. Tỉ lệ tiết ESBL của E. coli là 51% và của Klebsiella spp là 60%. E. coli và Klebsiella spp còn nhạy cảm cao (>90%) với các kháng sinh nhóm carbapenem (ertapenem, meropenem), amikacin, piperacillin + tazobactam, cefoperazone + sulbactam và nitrofurantoin. Về thể lâm sàng NKĐTN do vi khuẩn tiết ESBL: 46,42% gây viêm thận – bể thận cấp, 78,57% NKĐTN phức tạp, 21,43% nhiễm khuẩn huyết từ đường tiết niệu. Thời gian hết triệu chứng từ 2-12 ngày, sau 6 ngày 77,78% bệnh nhân hết triệu chứng NKĐTN. Sau thời gian điều trị từ 3-5 ngày: bạch cầu máu giảm từ 14,99±6,04 (x103/mm3) còn 9,85±4,58 (x103/mm3), bạch cầu niệu giảm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.