Nội dung nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch, đánh giá chỉ số phong phú của vật chủ, và xác định tỷ lệ nhiễm bọ chét của vật chủ bệnh dịch hạch tại địa điểm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các loài gặm nhấm và bọ chét thu thập đuợc trong quá trình điều tra, thời gian nghiên cứu được triển khai định kỳ theo quý trong năm 2011, địa điểm nghiên cứu tại 02 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU VẬT CHỦ VÀ VÉC TƠ CỦA BỆNH DỊCH HẠCH TẠI GIA LAI VÀ ĐĂK LĂK NĂM 2011 Nguyễn Lê Mạnh Hùng*, Đặng Tuấn Đạt*, Phạm Công Tiến*, Phan Đình Thuận*, Trần Lang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Trong công tác phòng, chống bệnh dịch hạch, việc giám sát định kỳ vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch là rất quan trọng. Vì thế, nghiên cứu này nhằm đánh giá công tác giám sát vật chủ và véc tơ bệnh dịch hạch tại hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk thuộc khu vực Tây Nguyên trong năm 2011 Mục tiêu: Xác định thành phần loài vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch, đánh giá chỉ số phong phú của vật chủ, và xác định tỷ lệ nhiễm bọ chét của vật chủ bệnh dịch hạch tại địa điểm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là các loài gặm nhấm và bọ chét thu thập đuợc trong quá trình điều tra, thời gian nghiên cứu được triển khai định kỳ theo quý trong năm 2011, địa điểm nghiên cứu tại 02 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk. Kết quả: Tại tỉnh Gia Lai thành phần loài vật chủ dịch hạch là chuột Lắt (Rattus exulans) 53,28%, chuột Chù (Suncus murinus) 41,8,3%, chuột Bóng (Rattus nitidus) 2,46%, chuột Đồng Lớn (Rattus argentiventer) 1,6%, và chuột Rừng (Rattus rattus) 0,86%. Tại tỉnh Đăk Lăk thành phần loài vật chủ là chuột Lắt (Rattus exulans) 75,2%, chuột Chù (Suncus murinus) 24% và chuột Bóng (Rattus nitidus) 0,8%. Tại xã Iapet, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai vào tháng 04 có tỷ lệ nhiễm bọ chét cao nhất là 78,57% và vào tháng 09 có tỷ lệ nhiễm bọ chét thấp nhất là 9,09%. Tại xã Ea’Hiao, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk vào tháng 03 có chỉ số phong phú cao nhất là 16% và vào tháng 05 có chỉ số phong phú thấp nhất là 07%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thành phần loài vật chủ tại hai điểm nghiên cứu ở Tây Nguyên là tương đối giống nhau, chỉ khác nhau .