Nội dung bài viết nhằm đánh giá phân loại chấn thương xuyên tại mi mắt. Phương pháp và kỹ thuật xử trí, đánh giá kết quả điều trị về chức năng, thẩm mỹ, các di chứng trên bệnh nhân có chấn xuyên thương mi thực hiện nhờ quan sát hàng loạt ca lâm sàng bệnh nhân có di chứng sau chấn thương mi mất tổ chức tại khoa mắt bệnh viện Chợ rẫy 01/1/2011 đến 31/12/2011. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI VÀ XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG XUYÊN MI MẮT Nguyễn Hữu Chức* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá phân loại chấn thương xuyên tại mi mắt. Phương pháp và kỹ thuật xử giá kết quả điều trị về chức năng, thẩm mỹ, các di chứng trên bệnh nhân có chấn xuyên thương mi Đối tượng và phương pháp: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng bệnh nhân có di chứng sau chấn thương mi mất tổ chức tại khoa Mắt bệnh viện Chợ rẫy 01/1/2011 đến 31/12/2011. Kết quả: Tổn thương xuyên mi mắt gặp ở tất cả các độ tuổi, song từ 15 tuổi đến 60 tuổi bị nhiều nhất, với tỷ lệ 80,1%. Trong đó Nam: 76,4%. Nữ: 23,6%. Bệnh nhân rách mi có 29,6%, mất mô tại mi có 70,4%, trong đó phổ biến là mất mô mức độ trung bình và lớn: 90,7%. Nguyên nhân do tai nạn giao thông là 51,9%, tai nạn lao động: 17,6%, tai nạn sinh hoạt: 14,3%. - Xử trí chấn thương xuyên mi: với vết thương rách mi dùng kỹ thuật khâu khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích nhỏ 50 % phải ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến. Tổn thương nhiều, dơ và dập nát nhiều sẽ cắt lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp theo. - Kết quả: có sự liên quan giữa phục hồi về giải phẫu, chức năng và thẩm mỹ. Rách mi có khả năng phục hồi tốt là 95,3%, mất mô nhỏ phục hồi tốt 75,0 (mi dưới) và 83,3% (mi trên). Khi tổn thương mất mô lớn >50,0% tỷ lệ này là 57,1% và 60,7%. Những di chứng thường gặp nhất là hở mi, sụp mi và sẹo xấu làm ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của mi mắt và thị giác. Kết luận: Bệnh nhân chấn thương xuyên mi có 29,6% rách mi, mất mô: 70,4%, trong đó phổ biến là mất mô mức độ trung bình và lớn. Nguyên nhân do tai nạn giao thông gặp nhiều nhất: 51,9%. Vết thương rách mi dùng kỹ thuật khâu khép da mi 2 lớp. Tổn thương mất mô diện tích nhỏ 50 % phải ghép da rời hoặc có cuống là phổ biến. Tổn thương lớn, dơ và dập nát nhiều: cắt lọc, chăm sóc chờ khi có mô hạt tốt sẽ xử trí tiếp theo. Lệ đạo hoặc cơ nâng mi bị tổn thương, phải được tái tạo .