MR‐proANP, một chất điểm chỉ sinh học mới trong chẩn đoán, tiên lượng suy tim

Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát độ nhạy và độ đặc hiệu của MR‐proANP trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị suy tim. Nghiên cứu về giá trị chẩn đoán và tiên lượng điều trị của MR‐proANP, nhóm chứng gồm các bệnh nhân có nguy cơ và/hoặc bệnh lý tim mạch nhưng chưa có dấu hiệu suy tim (n=43) và nhóm bệnh nhân bệnh lý tim mạch kèm suy tim (n=77). | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 MR‐proANP, MỘT CHẤT ĐIỂM CHỈ SINH HỌC MỚI TRONG CHẨN ĐOÁN, TIÊN LƯỢNG SUY TIM Lê Ngọc Hùng*, Nguyễn Chí Thanh**, Phan Thị Danh* TÓM TẮT Cơ sở: Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát độ nhạy và độ đặc hiệu của MR‐proANP trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị suy tim. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu kiểu quan sát, tiền cứu về giá trị chẩn đoán và tiên lượng điều trị của MR‐proANP. Nhóm chứng gồm các bệnh nhân có nguy cơ và/hoặc bệnh lý tim mạch nhưng chưa có dấu hiệu suy tim (n = 43) và nhóm bệnh nhân bệnh lý tim mạch kèm suy tim (n=77). Tất cả bệnh nhân đều được đo MR‐ proANP. Trong phân nhóm bệnh nhân có suy tim nặng (n=38), theo định nghĩa NYHA độ III, IV kèm phân suất tống máu thất T (EF) 16 cm nước), gan to, ran ư đọng đáy phổi, nhịp tim nhanh >120 lần/phút, nghetim có tiếng T3); có bằng chứng khách quan của rối loạn chức năng lúc nghỉ dựa vào siêu âm tim (phân suất tống máu thất T 2. Bệnh nhân được phân độ suy tim theo NYHA: độ I: không giới hạn họat động thể lực, không có triệu chứng khi gắng sức; độ II: giới 540 hạn nhẹ hoạt động thể lực, có triệu chứng khi gắng sức; độ III: giới hạn đáng kể hoạt động thể lực, không có triệu chứng lúc nghỉ ngơi; độ IV: khó khăn khi tiến hành các họat động thể lực, có triệu chứng lúc nghỉ ngơi. Bệnh nhân suy tim nhưng kèm theo ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau, đều bị loại ra khỏi nghiên cứu: suy thận,xơ gan,hội chứng vành cấp,chấn thương tim, tâm phế mãn, hội chứng Cushing. Các biến số khảo sát gồm tuổi, phái tính, bệnh lý nền của suy tim (bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh cơ tim, tăng huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý khác), điện tâm đồ (nhịp xoang, rung nhĩ, phì đại tâm thất), phân độ NYHA (độ II, III, IV), giai đoạn suy tim (giai đoạn A, B, C và D) (theo ACC/AHA), triệu chứng cơ năng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.