Nội dung bài viết nhằm xác định nồng độ lipoprotein associated phospholipase A2 ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam và xác định mối liên quan nồng độ chỉ dấu này với độ nặng của hội chứng mạch vành cấp và các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 ĐỊNH LƯỢNG LIPOPROTEIN ‐ ASSOCIATED PHOSPHOLIPASE A2 Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP NGƯỜI VIỆT NAM Trần Thành Vinh*, Đặng Vạn Phước **, Phan Thị Danh* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định nồng độ lipoprotein associated phospholipase A2 ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam và xác định mối liên quan nồng độ chỉ dấu này với độ nặng của hội chứng mạch vành cấp và các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành. Phương pháp và đối tượng: Nghiên cứu phân tích cắt ngang trên 309 bệnh nhân người Việt Nam có hội chứng mạch vành cấp:204 nam, 105 nữ, tuổi trung bình 63 ± 13 tuổi (nhóm bệnh) và 72 người tình nguyện (29 nam, 43 nữ) không bị hội chứng mạch vành cấp, được chọn tương đương với nhóm bệnh về độ tuổi, tỷ lệ cao huyết áp và bệnh đái tháo đường (nhóm chứng). Thu thập mẫu từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2011tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Nồng độ Lp‐PLA2 có phân bố bình thường ở cả hai nhóm đối tượng có và không có hội chứng mạch vành cấp. Bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có nồng độ Lp‐PLA2:201 ± 77 ng/mL cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có hội chứngmạch vành cấp: 125 ± 41 ng/mL. Ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp: Bệnh càng nặng (theo chẩn đoán lâm sàng) nồng độ Lp‐PLA2 càng cao có ý nghĩa trên phân tích đơn biến và đa biến: đau thắt ngực không ổn định:151 ± 45 ng/mL, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên:197 ± 76 ng/mL và có ST chênh lên: 212 .