Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bảo tồn bó mạch thần kinh trên chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu thuật dựa trên 2 tiêu chí: Tiểu không kiểm soát và rối loạn cương. bài viết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ BẢO TỒN BÓ MẠCH THẦN KINH TRONG CÁC PHẪU THUẬT CẮT TIỀN LIỆT TUYẾN TẬN GỐC VÀ CẮT BÀNG QUANG TẬN GỐC ‐ KẾT QUẢ BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Đào Quang Oánh*, Nguyễn Hữu Toàn** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Ung thư tiền liệt tuyến (TLT) và ung thư bàng quang (BQ) là 2 bệnh lý ác tính hàng đầu trên hệ tiết niệu ở nam giới được nhập viện tại khoa Niệu BV Bình Dân. Phẫu thuật triệt căn (cắt TLT tận gốc và cắt BQ tận gốc) thường được thực hiện đối với giai đoạn còn khu trú. Tạo hình thay thế bàng quang là chọn lựa khi cắt bàng đề hiện nay là chú trọng đến chất lượng điều trị. Tiểu không kiểm soát và rối loạn cương sau mổ là 2 vấn đề chính cần giải quyết. Bảo tồn bó mạch – thần kinh là kỹ thuật góp phần giảm những biến chứng trên. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật bảo tồn bó mạch thần kinh trên chất lượng sống của bệnh nhân sau phẫu thuật dựa trên 2 tiêu chí: tiểu không kiểm soát và rối loạn cương. Đối tượng và phương pháp: Phẫu thuật có bảo tồn bó mạch‐thần kinh được thực hiện trên những TH ung thư TLT và ung thư BQ giai đoạn T1‐2. Chức năng cương được ghi nhận trước và sau mổ. Sự hồi phục của chức năng đi tiểu và chức năng cương được theo dõi và đánh giá sau mổ 6 tháng. Ghi nhận riêng và so sánh sự phục hồi đối với bảo tồn 1 bên và 2 bên. Kết quả: Tổng cộng có 31 TH (14 TH cắt TLT và 17 TH cắt BQ) bảo tồn bó mạch thần kinh gồm 6 TH (19,4%) bảo tồn 1 bên và 25 TH (80,6%) bảo tồn 2 bên. Chức năng kiểm soát đi tiểu sau cắt TLT: 12 .