Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh; gánh nặng về sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng của tai nạn giao thông lên cuộc sống hàng ngày của người bị tai nạn giao thông và gia đình họ. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm hạn chế số vụ tai nạn giao thông, cải thiện tình trạng giao thông đường bộ. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 NGHIÊN CỨU VỀ GIAO THÔNG VÀ SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM, NĂM 2011 Lê Hoàng Ninh*, Lê Vinh*, Phùng Đức Nhật*, Dương Thị Minh Tâm*, Điền Ngọc Trang* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Chấn thương và tử vong do tai nạn giao thông đường bộ là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia. Tai nạn giao thông (TNGT) và chấn thương là chủ đề chính được thảo luận ở các thành phố lớn, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh (). Tại Việt Nam, số các trường hợp chấn thương trong một năm (2007) có thể đạt vụ và tử vong do tai nạn giao thông có thể đạt vụ (2007)(3) Mục tiêu nghiên cứu: Xác định nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh; gánh nặng về sức khỏe, kinh tế, ảnh hưởng của tai nạn giao thông lên cuộc sống hàng ngày của người bị tai nạn giao thông và gia đình họ. Qua đó, đề xuất giải pháp nhằm hạn chế số vụ tai nạn giao thông, cải thiện tình trạng giao thông đường bộ. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính (2 phỏng vấn sâu đại diện Ban An toàn giao thông và Phòng Cảnh sát giao thông huyện Củ Chi, 05 thảo luận nhóm cộng đồng tại Củ Chi), kết hợp hồi cứu số liệu tại Ban An toàn giao thông , 3 bệnh viện tại (Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình, Trưng Vương) Kết quả: 5 nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông thuộc về ý thức người dân: lưu thông không đúng phần đường, vi phạm tốc độ, không chú ý quan sát, tránh/ vượt không đúng qui định, bộ hành qua đường không đúng qui định (Báo cáo của Ban An toàn giao thông). Số nhập viện, chấn thương, tử vong ở các bệnh viện lần lượt là: Chợ Rẫy (; ; ), Chấn thương chỉnh hình (; ; 2), Trưng Vương .