Nội dung nghiên cứu thể hiện qua các mục tiêu: (1) khảo sát nồng độ myeloperoxidase trên bệnh nhân bệnh mạch vành (2) khảo sát nồng độ C– reactive protein siêu nhạy trên bệnh nhân bệnh mạch vành (3) khảo sát mối tương quan giữa nồng độ myeloperoxidase và C–reactive protein siêu nhạy với mức độ xơ vữa động mạch vành. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CỦA MYELOPEROXIDASE VÀ C-REACTIVE PROTEIN SIÊU NHẠY VỚI MỨC ĐỘ XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH TRÊN BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH Lê Xuân Trường*, Nguyễn Thanh Trầm*, Nguyễn Trần Minh Thắng** TÓM TẮT Mở đầu:Bệnh mạch vành là một bệnh rất thường gặp trong số các bệnh tim mạch ở các nước phát triển với tỷ lệ tử vong nhiên, việc chẩn đoán bệnh mạch vành hiện nay tồn tại nhiều khuyết điểm như độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, hoặc một số phương pháp đòi hỏi chi phí cao khi thực hiện. Gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng của C–reactive protein có ý nghĩa tiên đoán và dự hậu bệnh mạch vành. Bên cạnh đó cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên kết giữa sự tăng nồng độ myeloperoxidase (MPO) với bệnh lý tim mạch, phản ánh tình trạng không ổn định của mảng xơ vữa, nguyên nhân của hội chứng mạch vành cấp. Mục tiêu: (1) Khảo sát nồng độ myeloperoxidase trên bệnh nhân bệnh mạch vành. (2) Khảo sát nồng độ C– reactive protein siêu nhạy trên bệnh nhân bệnh mạch vành. (3) Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ myeloperoxidase và C–reactive protein siêu nhạy với mức độ xơ vữa động mạch vành. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang trên 162 đối tượng thỏa tiêu chuẩn nhận vào cũng như tiêu chuẩn loại ra, được chẩn đoán mắc bệnh động mạch vành và được chụp mạch vành tại Khoa kỹ thuật chụp mạch máu xóa nền (Digital Subtraction Angiography, DSA), bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong thời gian từ tháng 09/2013 đến tháng 05/2014. Kết quả : (1) Nồng độ MPO máu trung bình ở nhóm bệnh nhân bệnh mạch vành là 654,36 ± 503,73 pmol/L và điểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh mạch vành cấp là 468 pmol/Lvới độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 80% và 96%. (2) Nồng độ hs-CRP máu trung bình ở nhóm bệnh nhân bệnh mạch vành là 12,56 ± 22,96 mg/L vàđiểm cắt tối ưu để chẩn đoán bệnh mạch vành cấp là 1,465 mg/L với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt .