Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở người cao tuổi bị rung nhĩ không do bệnh lý van tim dựa trên thang điểm CHADS2/CHA2DS2-VASc. bài viết. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học TỈ LỆ ĐIỀU TRỊ THUỐC CHỐNG HUYẾT KHỐI THEO THANG ĐIỂM CHADS2/CHA2DS2-VASc TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI RUNG NHĨ KHÔNG DO BỆNH LÍ VAN TIM Đặng Thị Thùy Quyên*, Nguyễn Văn Tân*, Nguyễn Đức Công* TÓM TẮT Cơ sở: Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp dai dẳng thường gặp nhất, tần suất tăng nhanh theo tuổi, với >6% ở người >80 tuổi. Và ở người cao tuổi, đa số là rung nhĩkhông do bệnh van tim(nonvalvular atrial fibrillation). Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ sử dụng thuốc chống huyết khối ở người cao tuổi bị rung nhĩ không do bệnh lí van tim dựa trên thang điểm CHADS2/CHA2DS2-VASc. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả tiến cứu. Kết quả: 190 bệnh nhân (≥60tuổi) rung nhĩ không do bệnh van tim, tuổi trung bình 79,0 ± 8,4. Số điểm trung bình theoCHADS2, CHA2DS2-VASc là 2,6 và 4,3; và tỉ lệ nhóm nguy cơ cao đột quị theoCHADS2, CHA2DS2-VASc là 84,2% và 95,3%. Tỉ lệ điều trị thuốc chống huyết khốiở nhóm CHADS2, CHA2DS2-VASc cao (≥2 điểm) với ức chế tiểu cầu 45,6% và 44,2%; kháng đông là 28,8% và 29,3%. Kết luận: đa số bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao của đột quị, nhưng tỉ lệ điều trị kháng đông còn thấp. Từ khóa: rung nhĩ, đột quỵ, thuốc chống huyết khối ABSTRACT THE RATE OF USING ANTITHROMBOTIC DRUGS BASED ON CHADS2/CHA2DS2-VASc SCALE IN ELDERLY PATIENTS WITH NONVALVULAR ATRIAL FIBRILLATION Dang Thi Thuy Quyen, Nguyen Van Tan, Nguyen Duc Cong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015:37 - 41 Background: atrial fibrillation is the most common disorder in chronic heart rhythm disorders. The prevalence is increasing with age, >6% in people >80 years old. Itis the most popular in elderly patients. Objective: To evaluate the rate of elderly patients with nonvalvular atrial fibrillation using antithrombotic drugs according to CHADS2/CHA2DS2-VASc scale. Method: prospective descriptive cross sectional study. Results: 190 patients (≥60 years old) with nonvalvular atrial fibrillationwith the mean age