Nội dung bài viết với mục tiêu xác định tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân parkinson dựa trên các test; quan sát mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh parkinson. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG THẦN KINH TỰ CHỦ TRÊN BỆNH NHÂN PARKINSON Võ Nguyễn Ngọc Trang*, Nguyễn Hữu Công TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tổn thương và mức độ tổn thương thần kinh tự chủ trên bệnh nhân Parkinson dựa trên các test; quan sát mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và độ nặng của bệnh Parkinson. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, trên 60 bệnh nhân Parkinson tại bệnh viện Chuyên Khoa Ngoại Thần Kinh Quốc Tế, từ 9-2013 đến 6-2014. Chẩn đoán bệnh Parkinson dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán Ngân Hàng Não của Hội Bệnh Parkinson Anh Quốc. Trong nghiên cứu, chức năng đối giao cảm được đánh giá bằng test biến thiên nhịp tim theo tư thế và theo hít thở sâu. Chức năng giao cảm được đánh giá bằng các test ghi đáp ứng giao cảm da, biến thiên huyết áp theo tư thế, sau vận động thể lực đẳng trường và kích thích lạnh. Kết quả: Tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson là 8,3 – 55% tùy theo test thực hiện, trong đó bất thường cao nhất là ở test biến thiên huyết áp với vận động thể lực đẳng trường (55%). Tổn thương thần kinh tự chủ trong bệnh Parkinson ở mức độ nhẹ, 63,4% trường hợp bất thường từ 2 test trở xuống. Tổn thương ảnh hưởng trên cả hệ giao cảm và đối giao cảm (53,8%). Có mối liên quan giữa mức độ tổn thương thần kinh tự chủ và mức độ nặng của bệnh theo phân độ Hoehn & Yahr sửa đổi (p = 0,001), cũng như theo thang điểm UPDRS phần III (hệ số tương quan Pearson r = 0,537, p 0,9: mức tương quan gần như hoàn toàn; 0,7 – 0,9: rất cao; 0,5 – 0,7: cao/ chặt chẽ; 0,3 – 0,5: trung bình; 0,1 – 0,3: thấp; 0,05). Tuổi khởi bệnh Parkinson trung bình là 56,8 ± 10, thường gặp nhất ở độ tuổi 50 – 60. Lý do chính làm bệnh nhân đến khám hoặc nhập viện nhiều nhất là run, chiếm 66,7%, kế đến là cử động chậm và đi dễ ngã. Có 5% đến khám vì các lý do khác như đau khớp, tê hoặc yếu tay chân. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng cử động chậm (100%), có