Nghiên cứu này đã cho thấy sự thành công của hoạt động PITC cho bệnh nhân lao, sàng lọc và chẩn đoán lao cho bệnh nhân nhiễm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế của chương trình lao và HIV làm tăng tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV nhận sớm trong thời gian điều trị lao là điều rất quan trọng. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA 2 CHƯƠNG TRÌNH LAO VÀ HIV GIÚP CẢI THIỆN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ LAO/HIV THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Bích Yến*, Đồng Văn Ngọc**, Nguyễn Huy Dũng*, Nguyễn Hữu Lân* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization) khuyến cáo nhân viên y tế tư vấn xét nghiệm HIV (PITC: Provider Initiated HIV Testing and Counseling) cho tất cả bệnh nhân lao, sàng lọc lao cho người nhiễm HIV và tăng cường phối hợp hoạt động giữa hai chương trình lao và HIV. Chương trình chống lao quốc gia (CTCLQG) tại thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các hoạt động này từ năm 2006, dưới sự tài trợ của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC: US Centers for Disease Control and Prevention). Phương pháp: Số liệu PITC cho bệnh nhân lao, sàng lọc và chẩn đoán lao cho người nhiễm HIV, và chuyển gửi bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV giữa hai chương trình từ tháng 7/2006 đến tháng 3/2014 đã được thu thập và xử lý. Kết quả: Từ 2006 - 2013, trong tổng số bệnh nhân lao đăng ký điều trị trong CTCLQG tại thành phố Hồ Chí Minh, có (91,7%) bệnh nhân đã nhận PITC. Số bệnh nhân lao có HIV dương tính là (12,8%). Trong đó, có (72,7%) bệnh nhân đã biết nhiễm HIV trước khi chẩn đoán lao. PITC giúp chẩn đoán HIV thêm (27,3%) bệnh nhân lao. (75,3%) bệnh nhân lao đồng nhiễm lao/HIV đã được chuyển thành công sang các phòng khám ngoại trú (OPC: Out-Patient Clinics) để được chăm sóc và điều trị HIV (tăng từ 17,8 trong năm 2006 lên 85,6% trong năm 2013). Sàng lọc lao trong số người nhiễm HIV được thực hiện từ 2008 và hiện nay đã trở thành thường quy tại các OPC ở thành phố Hồ Chí Minh. Số người nhiễm HIV được chẩn đoán lao ngày càng giảm dần, từ 1250 (năm 2008) còn 232 (năm 2013) bệnh nhân trên toàn thành phố. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ y tế của các cơ sở chăm sóc bệnh nhân lao và HIV, tỷ lệ bệnh nhân đồng nhiễm lao/HIV được bắt đầu điều .