Gây tê ngoài màng cứng cho phép kiểm soát đau liên tục và có ưu điểm hơn giảm đau bằng morphine tĩnh mạch. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng liên tục với chuẩn độ morphine tĩnh mạch trong phẫu thuật đường tiêu hóa. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG ĐỂ GIẢM ĐAU TRONG PHẪU THUẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA Bùi Ngọc Đức*, Nguyễn Thị Thanh**, Nguyễn Thị Phương Dung**, Phan Tôn Ngọc Vũ*** TÓMTẮT Mở đầu: Gây tê ngoài màng cứng cho phép kiểm soát đau liên tục và có ưu điểm hơn giảm đau bằng morphine tĩnh mạch. Nghiên cứu thực hiện với mục tiêu so sánh hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng liên tục với chuẩn độ morphine tĩnh mạch trong phẫu thuật đường tiêu hóa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có nhóm đối chứng. 65 bệnh nhân (BN) có ASA I, II và III với độ tuổi 18 – 65 được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: Nhóm E (34 BN) được gây tê ngoài màng cứng, tiêm 50 μg fentanyl và 5 ml bupivacaine 0,5% trước lúc rạch da, sau đó truyền liên tục bupivacaine đơn thuần 0,125%, điều chỉnh tốc độ truyền sau mổ để kiểm soát được đau. Nhóm M (31 BN) giảm đau sau mổ bằng chuẩn độ morphine tĩnh mạch 2 – 3 mg. Theo dõi đau bằng VAS lúc nghĩ và lúc ho, tác dụng phụ, liều thuốc fentanyl trong mổ và morphine sau mổ trong 24 giờ sau mổ. Kết quả: Điểm đau (VAS) trung bình thấp hơn có ý nghĩa với nhóm E ở mọi thời điểm. Tổng liều fentanyl sử dụng trong mổ 201,5 μg ở nhóm E và 303,2 μg ở nhóm M (p 0,05), ngứa 12% và 10% tướng ứng với nhóm E và nhóm M (p > 0,05). Kết luận: Giảm đau ngoài màng cứng với bupivacaine 0,125% có chất lượng giảm đau tốt hơn giảm đau bằng chuẩn độ morphine tĩnh mạch trong phẫu thuật đường tiêu hóa. Từ khóa: Gây tê ngoài màng cứng, phẫu thuật đường tiêu hóa, bupivacaine 0,125%, morphine tĩnh mạch. ABTRACT EPIDURAL ANALGESIA IN MAJOR ABDOMINAL SURGERY Bui Ngoc Duc, Nguyen Thi Thanh , Nguyen Thi Phuong Dung,Phan Ton Ngoc Vu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 419 - 423 Background: Perioperative epidural analgesia provides continuous pain control and may have advantages over intravenous morphine administration. This study compared the quality of pain relief