Nội dung bài viết với các mục tiêu xác định:(1) tỉ lệ vi khuẩn đường ruột gây viêm phổi bệnh viện; (2) tỉ lệ từng loại vi khuẩn đường ruột gây viêm phổi bệnh viện; (3) tỉ lệ sinh ESBL của vi khuẩn đường ruột gây viêm phổi bệnh viện; (4) tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn đường ruột thường gặp trên. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC VÀ TÍNH ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT TRONG VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BV ĐẠI HỌC Y DƯỢC Huỳnh Minh Tuấn*, Trần Âu Quế Nhung**, Nguyễn Kim Huyền***, Vũ Thị Châm***, Phạm Thị Lan***, Hà Thị Nhã Ca***, Nguyễn Thanh Bảo* TÓM TẮT Mở đầu: Hiện nay, viêm phổi bệnh viện vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và gia tăng chi phí xã hội trong điều trị. Về mặt nguyên nhân gây bệnh, các trực khuẩn Gram âm ngày càng chiếm ưu thế, và các tác nhân này, cùng với khả năng đề kháng ngày một tăng cao với các loại kháng sinh, càng làm cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Mục tiêu: Xác định (1) tỉ lệ vi khuẩn đường ruột gây viêm phổi bệnh viện (VPBV); (2) tỉ lệ từng loại vi khuẩn đường ruột gây VPBV; (3) tỉ lệ sinh ESBL của vi khuẩn đường ruột gây VPBV; (4) tỉ lệ đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn đường ruột thường gặp trên. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, hồi cứu bệnh án. Kết quả: Trên tổng số 380 trường hợp được xác định là VPBV thì có 138 trường hợp là trực khuẩn Gram âm đường ruột, chiếm tỷ lệ 36,3%. Chủng vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Klebsiella 74 chủng chiếm 53,6%, đứng thứ hai là E. coli với 28 chủng chiếm 20,3%, kế đến là Enterobacter spp. với 25 chủng chiếm 18,1%. Các chủng vi khuẩn còn lại như Proteus spp., Pantoea agglomerams, Citrobacter spp., Morganella morganii chiếm tỷ lệ thấp dưới 3%. 58% kết quả kháng sinh đồ của các trực khuẩn Gram âm phân lập được biểu thị vi khuẩn có khả năng sinh ESBL; trong đó, tỷ lệ cao nhất là các chủng Klebsiella spp. (51,3%), tiếp theo là Enterobacter spp. (25%) và E. coli (23,8%). Đối với Enterobacter spp. tỷ lệ sinh ESBL là 80%; E. coli là 67,9%; còn Klebsiella spp. là 55,4%. Các chủng vi khuẩn này cho kết quả đề kháng cao với các kháng sinh thông dụng thuộc nhóm Cephalosporin và Flouroquinolone. Kết luận: Tỷ lệ trực khuẩn Gram âm đường ruột trong các bệnh phẩm từ người