Nghiên cứu giá trị của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Bình Định

Nghiên cứu nhằm mục tiêu: (1) xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở các bệnh nhân khó thở; (2) các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn đoán suy tim cấp ở bệnh nhân khó thở. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM NT-proBNP TRONG CHẨN ĐOÁN SUY TIM CẤP Ở CÁC BỆNH NHÂN KHÓ THỞ NHẬP KHOA CẤP CỨU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BÌNH ĐỊNH Lê Xuân Trường*, Nguyễn Thị Băng Sương*, Nguyễn Thanh Trầm*, Tăng Thị Bút Trà** TÓM TẮT Mở đầu: Khó thở do suy tim cấp (STC) là tình trạng nặng rất thường gặp tại các đơn vị cấp cứu với tỷ lệ tử vong khá cao. Chẩn đoán STC thường không dễ dàng, vì các triệu chứng lâm sàng của STC thường không đặc hiệu. N-terminal-pro-brain natriuretic peptide (NT-proBNP) đã được khuyến cáo sử dụng trong thực hành lâm sàng như một công cụ hỗ trợ chẩn đoán suy tim, đánh giá mức độ trầm trọng của bệnh và phát hiện các dạng rối loạn chức năng tim. Tại Việt Nam, nghiên cứu tìm hiểu về giá trị của xét nghiệm (XN) NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân khó thở còn ít. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đóng góp thêm những bằng chứng khoa học có giá trị về hiệu quả của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân khó thở tại Việt Nam, giúp các bác sĩ lâm sàng có sự chọn lựa phù hợp hơn. Mục tiêu: (1) Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở các bệnh nhân khó thở. (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ NT-proBNP trong chẩn đoán STC ở bệnh nhân khó thở. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp mô tả, cắt ngang trên 196 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và không có tiêu chuẩn loại trừ, được chẩn đoán suy tim cấp theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim Mạch châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 7/2013 đến tháng 2/2014tại khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Bình Định. Kết quả: Ở nồng độ NT-proBNP 914 pg/ml, diện tích dưới đường cong (ROC) là 0,94; XN NT-proBNP giúp chẩn đoán STC ở các BN khó thở với độ nhạy là 96,3%; độ đặc hiệu là 92,0%; giá trị tiên đoán dương là 93,7% và giá trị tiên đoán âm là 95,2%. Nồng độ NT-proBNP trung vị ở nhóm BN khó thở do STC (12107 pg/ml) cao hơn so với nhóm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.