Cách tiếp cận đa tiêu chí trong phân bổ, chia sẻ nguồn nước lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, Việt Nam

Bài viết tập trung phân tích tối ưu phương án phân bổ nguồn nước với kết quả đạt được là thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc AHP thông qua mô hình DAME để tìm ra phương án chung trong phân bổ, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội chung cả lưu vực sông Vu Gia –Thu Bồn. | BÀI BÁO KHOA H C CÁCH TIẾP CẬN ĐA TIÊU CHÍ TRONG PHÂN BỔ, CHIA SẺ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG VU GIA THU BỒN, VIỆT NAM Bùi Du Dương1, Nguyễn Hùng Anh1, Vũ Minh Cát2, Nguyễn Thị Thủy3 Tóm tắt: Nghiên cứu đề xuất một khung phân bổ nước lưu vực dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để cung cấp bộ công cụ hỗ trợ các quy trình ra quyết định trong việc xác định cách phân bổ tối ưu. Bài báo tập trung phân tích tối ưu phương án phân bổ nguồn nước với kết quả đạt được là thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ dựa trên phương pháp phân tích thứ bậc AHP thông qua mô hình DAME để tìm ra phương án chung trong phân bổ, hướng tới phát triển KT-XH chung cả lưu vực sông Vu Gia –Thu Bồn. Nghiên cứu xác định kịch bản phân bổ nguồn nước đến 2020 của Quảng Nam, Đà Nẵng và lưu vực Vu gia Thu bồn dựa trên phân tích AHP đa tiêu chí dành cho 4 đối tượng sử dụng nước bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp, thủy sản với kết quả tỷ lệ phân bổ tương ứng nhu sau:, , , tương ứng kịch bản Quảng Nam;, , , tương ứng kịch bản Đà Nẵng; , , , tương ứng kịch bản lưu vực. Từ khoá: Phương pháp tiếp cận đa tiêu chí; AHP; DAME; Phân bổ nguồn nước; Hạn hán; lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn 1. ĐẶT VẤN ĐỀ * Nước được sử dụng bởi các lĩnh vực khác nhau, do đó giải quyết hạn hán đòi hỏi một cách tiếp cận liên ngành trong đó các cơ quan chính phủ khác nhau ở nhiều cấp độ có liên quan. Điều quan trọng là xác định các ưu tiên phân bổ và cơ chế chia sẻ giữa những người sử dụng nước để tránh khủng hoảng nước xảy ra. AHP là phương pháp phân tích đa tiêu chí đã được áp dụng tại nhiều nghành, hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu, giáo trình trong nước và ngoài nước về phân tích AHP, cụ thể: Nghiên cứu Xây dựng chỉ số hiệu suất bền vững tổng hợp cho ngành thép (Singh, et al 2007); Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các nguồn tài nguyên nước khu vực theo khuôn khổ DPSIR (Sun, et al 2016); Nghiên cứu phương pháp GPAHP để giải quyết các vấn đề về AHP gây .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.