Trong đề tài này nhằm nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tiên lượng của bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng. Nghiên cứu thực hiện trên những bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các hội hồi sức thế giới năm 2001 và có bằng chứng vi sinh từ 12/2008 đến 12/2010. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ CYTOKINE VỚI TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN HUYẾT NẶNG Phạm Thị Ngọc Thảo* TÓM TẮT Mở đầu: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là bệnh lý thường gặp trong hồi sức. Bên cạnh chẩn đoán sớm và điều trị tích cực theo đúng phác đồ thì việc đánh giá mức độ nặng, tiên lượng và theo dõi đáp ứng điều trị cũng rất quan trọng. Các chất chỉ điểm sinh học (biomarker), đặc biệt là cytokine được kỳ vọng sẽ gia tăng độ chính xác của các tiêu chuẩn lâm sàng trong các vấn đề này. Tuy đã có nhiều nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng về NKH nặng nhưng chưa có các nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa nồng độ cytokine và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với độ nặng và tiên lượng tử vong bệnh nhân NKH nặng. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tiên lượng của bệnh nhân NKH nặng”. Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân ≥18 tuổi, được chẩn đoán NKH dựa theo tiêu chuẩn của Hội nghị thống nhất các Hội hồi sức thế giới năm 2001 và có bằng chứng vi sinh, nhập khoa HSCC‐ BVCR từ tháng 12/2008 đến tháng 12/ 2010. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiền cứu, cắt ngang. Bệnh nhân vào nghiên cứu, trong thời gian 24 giờ, được lấy máu định lượng nồng độ TNF‐α, IL‐6 và IL‐10. Kết quả: Có 123 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận bệnh tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình 58,2 ± 18,8 tuổi, điểm trung bình APACHE II là 23,3 ± 8,3 và SOFA là 10,6 .