Đánh giá tình trạng răng miệng của học sinh khiếm thị Trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu TP. Hồ Chí Minh năm 2010

Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng răng miệng của các học sinh (HS) khiếm thị, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng thích hợp cho các học sinh khiếm thị thông qua vai trò của giáo viên và bảo mẫu, và bước đầu đánh giá hiệu quả của chương trình này sau 4 tháng thực hiện, qua đó cung cấp kiến thức dự phòng bệnh răng miệng cho học sinh khiếm thị. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG RĂNG MIỆNG CỦA HỌC SINH KHIẾM THỊ TRƯỜNG PTĐB NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU CHÍ MINH NĂM 2010 Trương Thị Hoài An*, Nguyễn Thị Hồng* TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng răng miệng của các học sinh (HS) khiếm thị, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng (GDSKRM ) thích hợp cho các HS khiếm thị thông qua vai trò của giáo viên và bảo mẫu, và bước đầu đánh giá hiệu quả của chương trình này sau 4 tháng thực hiện, qua đó cung cấp kiến thức dự phòng bệnh răng miệng cho HS khiếm thị. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 168 HS khiếm thị từ 6 - 18 tuổi đang học tại trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010. Phỏng vấn riêng từng HS với cùng một bộ câu hỏi để đánh giá kiến thức, thái độ, thói quen chăm sóc răng miệng. Khám ghi nhận tình trạng vệ sinh răng miệng (VSRM) bằng chỉ số OHI-S. So sánh trước và 4 tháng sau khi được GDSKRM bằng cách tập huấn cho giáo viên và bảo mẫu để truyền đạt lại cho HS. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 50% HS 6-11 tuổi, 27% HS 12-15 tuổi và 23% HS 15-18 tuổi, trung bình 11,8 ± 3,9 tuổi. Có 89% HS bị khiếm thị bẩm sinh, 64% HS bị mù. Tỉ lệ hiện mắc sâu răng là 71%. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm 6-11 tuổi là 23%, tăng cao 72% ở nhóm 12-15 tuổi, và 80% ở nhóm 16-18 tuổi. Trung bình SMT-R, SMT-MR, nhu cầu trám và nhổ răng tăng dần theo tuổi (p 1 lần/ngày ở nhóm HS 6-11 tuổi (p 0,05). Trung bình SMT-R tăng dần theo tuổi rất có ý nghĩa từ rất thấp (0,64 ± 1,42) ở nhóm 6-11 tuổi, thấp (2,15 ± 2,23) ở nhóm 12-15 tuổi, đến trung bình (3,97 ± 3,45) ở nhóm 16-18 tuổi (p0,05). Nhu cầu trám 1 mặt răng ở HS 6-11 tuổi là 0,57 răng/HS, ở nhóm 12-15 tuổi là 0,65 răng/HS, tăng cao ở nhóm HS 16-18 tuổi là 2,64 răng/HS. Nhu cầu trám hai mặt, chữa tủy, nhổ răng rất thấp. Nhu cầu trám một mặt, hai mặt, nhổ răng giữa các nhóm tuổi khác biệt có ý nghĩa (p0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa về trung .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.