Các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan biến chứng xuất huyết nặng trong bệnh sốt xuất huyết dengue ở người lớn

Bệnh sốt xuất huyết dengue người lớn khác trẻ em với biểu hiện xuất huyết thường gặp và người bệnh có thể tử vong nếu xuất huyết nặng. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả và xác định các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan biến chứng xuất huyết nặng. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học CÁC YẾU TỐ LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG LIÊN QUAN BIẾN CHỨNG XUẤT HUYẾT NẶNG TRONG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN Nguyễn Văn Hảo*, Dương Bích Thủy** TÓM TẮT Đặt vấn đề-Mục tiêu nghiên cứu: Bệnh sốt xuất huyết Dengue người lớn khác trẻ em với biểu hiện xuất huyết thường gặp và người bệnh có thể tử vong nếu xuất huyết nặng. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm mô tả và xác định các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan biến chứng xuất huyết nặng. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu những bệnh nhân ≥ 15 tuổi nhập khoa Hồi sức Tích cực Chống độc người lớn-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong khoảng thời gian từ 1/2010 đến 1/2012 được chẩn đoán SXH-D nặng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 2009. So sánh nhóm xuất huyết nặng với nhóm không xuất huyết nặng tìm các yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng liên quan. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết nặng 42/197 (21,3%). Kết quả điều trị có 21/42 (50%) bệnh nhân tử vong. Những dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng có liên quan với biểu hiện xuất huyết nặng: rối loạn tri giác (OR=75,9); mạch nhanh 120 lần/phút (OR=6,2); nhịp thở nhanh 28 lần/phút (OR=14); biểu hiện tái sốc (OR=4,7); xuất huyết tiêu hóa (OR=191,2); xuất huyết âm đạo (OR=12,3); chảy máu mũi (OR=44,8); dung tích hồng cầu giảm 40% (OR=13,3); thời gian prothombin kéo dài 20 giây (OR=7,2); APTT kéo dài 60 giây (OR=6,1); lactate máu 5 mEq/L (OR=29,1). Kết luận: Xuất huyết nặng là một biến chứng nguy hiểm góp phần gia tăng tỷ lệ bệnh nặng và tử vong cho bệnh nhân SXH-D người lớn. Nếu bệnh nhân SXH-D người lớn có biểu hiện rối loạn tri giác, mạch nhanh 120 lần/phút, nhịp thở nhanh 28 lần/phút, tái sốc, DTHC có xu hướng giảm 40%, thời gian Prothombin kéo dài 20 giây, APTT kéo dài 60 giây và lactate máu 5 mEq/L; các bác sỹ lâm sàng cần lưu ý các vị trí xuất huyết ở đường tiêu hóa, âm đạo, mũi để có hướng chẩn đoán và .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.