Mục tiêu nghiên cứu nhằm mô tả sự biến đổi albumin/máu qua các giai đoạn tiến triển của bệnh nhiễm dengue cấp và khảo sát mối tương quan giữa nồng độ albumin/máu với tình trạng tăng tính thấm thành mạch, rối loạn đông máu và mức độ tổn thương cơ quan. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học BIẾN ĐỔI ALBUMIN/MÁU TRONG BỆNH NHIỄM DENGUE CẤP Ở NGƯỜI LỚN Nguyễn Văn Hảo* TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả sự biến đổi albumin/máu qua các giai đoạn tiến triển của bệnh nhiễm Dengue cấp và khảo sát mối tương quan giữa nồng độ albumin/máu với tình trạng tăng tính thấm thành mạch, rối loạn đông máu và mức độ tổn thương cơ quan. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiền cứu những bệnh nhân ≥ 15 tuổi nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong khoảng thời gian từ 9/2008 đến 9/2010 được chẩn đoán nhễm Dengue cấp theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1997. Kết quả: 530 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Nồng độ albumin/máu bắt đầu giảm nhẹ ở giai đoạn sớm của bệnh (N1-3), thấp nhất ở giai đoạn tái hấp thu (N7-10), trở về bình thường sau 4 tuần xuất viện. Ở giai đoạn N1-3, trị số albumin/máu của nhóm sốt xuất huyết Dengue thấp hơn nhóm sốt Dengue (p = 0,129). Ở các giai đoạn N4-6 và N7-10 giá trị albumin máu khác nhau trong các thể bệnh (sốc Dengue90 lần/phút với các dấu hiệu giảm tưới máu ngoại vi như kéo dài thời gian đổ đầy mao mạch (>2 giây), chi mát. Ngoài ra, những bệnh nhân này không có biểu hiện xuất huyết nặng và được hồi sức dịch truyền theo quyết định xử trí của bác sỹ điều trị. Để tiện theo dõi và đánh giá sự thay đổi của các biến số, chúng tôi chia diễn biến bệnh theo 4 giai đoạn: giai đoạn sốt từ ngày thứ I đến ngày thứ 3 của bệnh (N1-3), giai đoạn nặng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh (N4-6), giai đoạn tái hấp thu dịch từ ngày thứ Chuyên Đề Nội Khoa I Nghiên cứu Y học 7 đến ngày thứ 10 của bệnh (N7-10) và giai đoạn hồi phục 1 tháng sau khi xuất viện (lúc bệnh nhân trở lại tái khám). Phân tích thống kê Dữ kiện về đặc điểm lâm sàng và kết quả cận lâm sàng được so sánh giữa các nhóm bệnh nhân khác nhau, bằng cách sử dụng phép kiểm 2 hoặc Fisher’s đối với các biến số định tính và phép kiểm Mann-Whitney hoặc t’s student đối với các biến liên tục. Áp .