Nghiên cứu nhằm mục tiêu định lượng nồng độ IFN- γ huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến và so sánh nồng độ IFN- γ huyết thanh với độ nặng lâm sàng, thời gian mắc bệnh và tính chất khởi phát sớm của bệnh vảy nến. Nghiên cứu tiến hành trên 40 người khỏe mạnh và 62 bệnh nhân vảy nến. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 NỒNG ĐỘ INTERFERON GAMMA TRONG HUYẾT THANH BỆNH NHÂN VẢY NẾN TẠI BV. DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Võ Thị Đoan Phượng*, Nguyễn Tất Thắng** TÓM TẮT Mở đầu: IFN-γ là một yếu tố điều hòa miễn dịch quan trọng đóng vai trò rất lớn trong sinh bệnh học của bệnh vảy nến. Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu rõ hơn về sinh bệnh học của bệnh vảy nến tại Việt Nam cũng như đặt những viên gạch đầu tiên cho việc nghiên cứu và phát triển liệu pháp sinh học thuốc kháng IFN-γ trong điều trị bệnh vảy nến. Mục tiêu: Định lượng nồng độ IFN- γ huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến và so sánh nồng độ IFN- γ huyết thanh với độ nặng lâm sàng, thời gian mắc bệnh và tính chất khởi phát sớm của bệnh vảy nến. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang phân tích trên 40 người khỏe mạnh và 62 bệnh nhân vảy nến. Kết quả: Nồng độ IFN- γ trong huyết thanh ở những bệnh nhân vảy nến trung bình là 11,24 ± 6,94 pg/mL, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm người bình thường là 1,29 ± 0,76 pg/mL (p = 18. 365 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ sau khi nhịn đói ít nhất 8 giờ và được gởi đi bệnh viện Chợ Rẫy . - Bệnh nhân đã điều trị thuốc đặc hiệu theo đường toàn thân trong vòng 2 tháng trước nhập viện. - Tất cả những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm thường qui bất thường thuộc tiêu chuẩn loại trừ bệnh đều bị loại khỏi nghiên cứu. - Bệnh nhân đã điều trị thuốc đặc hiệu theo đường thoa tại chỗ trong vòng 2 tuần trước nhập viện. Nhóm người bình thường - Những người bình thường khỏe mạnh được chọn từ các nhân viên, học viên tại bệnh viện Da Liễu và thân nhân của những người tình nguyện này. - Bệnh nhân mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc mạn tính (viêm gan siêu vi.), bệnh mạn tính (xơ gan, ung thư ), rối loạn chuyển hóa (béo phì, tiểu đường.). - Bệnh nhân thuộc những thể vảy nến khác: vảy nến giọt, vảy nến mủ, vảy nến trẻ .