Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ chimerism trên bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy dị ghép tế bào gốc tạo máu. 20 mẫu tủy xương hoặc máu ngoại vi của bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy và người cho tế bào gốc tạo máu. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT CHIMERISM TRÊN BỆNH NHÂN DỊ GHÉP TẾ BÀO GỐC TẠO MÁU BẰNG KỸ THUẬT MULTIPLEX PCR STR Cao Sỹ Luân*, Phan Thị Xinh*,** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chimerism trên bệnh nhân (BN) bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT) dị ghép tế bào gốc tạo máu (TBGTM). Đối tượng và phương pháp: 20 mẫu tủy xương hoặc máu ngoại vi của BN BCCDT và người cho TBGTM. Thực hiện phản ứng multiplex PCR Short Tandem Reapeat (STR) để xác định các dấu ấn STR có giá trị theo dõi điều trị sau ghép và tỷ lệ chimerism trên BN BCCDT dị ghép TBGTM. Kết quả: Trong 18 STRs, chúng tôi đã xác định được 4 dấu ấn STR có giá trị theo dõi điều trị sau ghép trên cặp người cho‐người nhận là CMR‐04 và 5 dấu ấn STR đối với các cặp CMR‐01 và CMR‐02, 6 dấu ấn STR đối với cặp CMR‐03. Đồng thời, xác định được tỷ lệ chimerism của các BN sau ghép tại nhiều thời điểm khác nhau. Ngoài ra, kết quả chimerism tương đồng với kết quả xác định giới tính bằng kỹ thuật FISH trong trường hợp người cho‐người nhận khác giới tính. Kết luận: Xây dựng thành công quy trình xác định chimerism bằng kỹ thuật multiplex PCR STR, giúp theo dõi việc mọc mảnh ghép trên BN dị ghép TBGTM tại Bệnh viện truyền máu huyết học. Từ khóa: bạch cầu cấp dòng tủy (BCCDT), short tandem repeat (STR), chimerism, tế bào gốc tạo .