Nội dung bài viết với mục tiêu xác định sự biểu hiện của protein p53, một dấu ấn tiên lượng trong ung thư bàng quang và mối liên quan của protein p53 với tỷ lệ tái phát, thời gian sống còn trên bệnh nhân carcinôm tế bào chuyển tiếp bàng quang sau điều trị và được theo dõi trung bình 36,8 tháng. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 LIÊN QUAN GIỮA PROTEIN P53 VỚI TỶ LỆ TÁI PHÁT VÀ THỜI GIAN SỐNG CÒN TRÊN BỆNH NHÂN CARCIMÔM TẾ BÀO CHUYỂN TIẾP BÀNG QUANG SAU ĐIỀU TRỊ Ngô Thị Tuyết Hạnh*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Đặng Hoàng Minh*, Trần Lê Linh Phương** TÓM TẮT Mục tiêu: Đột biến gen p53 trong carcinôm tế bào chuyển tiếp bàng quang tạo ra những phân tử protein không có chức năng nhưng có tính ổn định và tích tụ trong nhân tế bào. Vì vậy, có thể khảo sát các protein đột biến này bằng phương pháp hóa mô miễn dịch. Gen p53 đột biến trong ung thư bàng quang có ý nghĩa tiên lượng (tiên lượng xấu, thời gian sống thêm ngắn hơn). Ở Việt Nam tỷ lệ ung thư bàng quang ngày càng phổ biến hơn, tỷ lệ tái phát cao, tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn tiến triển thấp. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm: Xác định sự biểu hiện của protein p53, một dấu ấn tiên lượng trong ung thư bàng quang và mối liên quan của protein p53 với tỷ lệ tái phát, thời gian sống còn trên bệnh nhân carcinôm tế bào chuyển tiếp bàng quang sau điều trị và được theo dõi trung bình 36,8 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm: 106 mẫu bệnh phẩm sinh thiết, phẫu thuật được chẩn đoán giải phẫu bệnh là carcinôm tế bào chuyển tiếp bàng quang tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh từ .