Khảo sát in vitro vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại khoa hồi sức - cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2010-2011

Nghiên cứu với mục tiêu nhằm khảo sát phân bố vi khuẩn gây bệnh, tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, hướng chọn lựa kháng sinh ban đầu tại khoa hồi sức - cấp cứu cứu bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Nghiên cứu tiền cứu, hàng loạt ca được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy có kết quả cấy vi khuẩn (+) từ hút dịch khí quản. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT IN VITRO VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC-CẤP CỨU BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH NĂM 2010-2011 Phạm Lực* TÓM TẮT Mở đầu: Viêm phổi bệnh viện (VPBV) là bệnh lý nặng, tử vong cao. Phân bố vi khuẩn (VK) gây bệnh khác nhau giữa các bệnh viện, vùng, khu vực, và các quốc gia. Đề kháng kháng sinh (KS) của VK diễn biến ngày càng phức tạp. Chọn lựa KS ban đầu theo kinh nghiệm ngày càng trở nên khó khăn, và cần dựa vào tình hình dịch tễ vi sinh tại chỗ. Mục tiêu: Khảo sát phân bố VK gây bệnh, tình hình đề kháng KS của VK, hướng chọn lựa KS ban đầu tại Khoa Hồi sức-Cấp cứu Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng –Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu, hàng loạt ca được chẩn đoán VPBV, viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) có kết quả cấy VK (+) từ hút dịch khí quản. Kết quả: Từ 1/2010 đến 12/2011, 274 trường hợp VPBV/VPLQTM được thu dung vào nghiên cứu. VK phân lập được chủ yếu là các VK Gram (-): 94,5%; 3 loại thường gặp: A. baumannii (41,6%), P. aeruginosa (26,6%), K. pneumoniae (16,4%). VK Gram (+): 5,5%, toàn bộ là S. aureus. Các VK Gram (-) trong nghiên cứu đề kháng nặng nề (≥82,3%) với các beta-lactam như: amoxillin/clavulanate, ceftriaxone, ceftazidime, cefepime. Kháng với piperacillin/tazobactam: 73,4%, cefoperazone/sulbactam: 52,4%. Kháng với nhóm fluoroquinolone (ciprofloxacin, ofloxacin, levofloxacin) khoảng 90%, với amikacin là 80%. Ở nhóm carbapenem, kháng imipenem: 71,3%; meropenem: 75,7%. Các VK: A. baumannii, P. aeruginosa, K. pneumoniae đều đề kháng cao (≥ 77,5%) với các beta-lactam, và nhóm fluoroquinolone có trong nghiên cứu. Các KS có đề kháng thấp nhất với A. baumannii: polymycine B, cefoperazone/sulbactam (43,3%); P. aeruginosa: cefoperazone/sulbactam (70,1%), piperacillin/tazobactam (64,2%); K. pneumoniae: imipenem (35,7%), meropenem (33,3%). S. aureus kháng vancomycine: 0%. Kết luận: Phân bố VK gây bệnh chủ yếu là các VK Gram (-) chiếm 94,5%, 3 loại .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.