Bài viết "Phẫu thuật hoàn toàn nội soi trong phúc mạc: Cắt tận gốc thận - niệu quản và một phần bàng quang điều trị bệnh lý bướu niệu mạc đường tiểu trên" với nội dung nghiên cứu nhằm mục tiêu nhằm trình bày một phương pháp phẫu thuật mới điều trị bệnh lý bướu niệu mạc đường tiểu trên. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học PHẪU THUẬT HOÀN TOÀN NỘI SOI TRONG PHÚC MẠC: CẮT TẬN GỐC THẬN‐NIỆU QUẢN VÀ MỘT PHẦN BÀNG QUANG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ BƯỚU NIỆU MẠC ĐƯỜNG TIỂU TRÊN Đỗ Lệnh Hùng*, Trần Thanh Nhân*, Vĩnh Tuấn*, Vũ Lê Chuyên* TÓM TẮT Mở đầu: Bướu niệu mạc đường tiểu trên (BNMĐTT) là một bệnh lý khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5‐7% các trường hợp bướu của thận và 5% các trường hợp bướu của niệu mạc. Năm 1991, Clayman là người đầu tiên thực hiện thành công cắt thận – niệu quản bằng phẫu thuật nội soi (PTNS). Từ đó đến nay đã có nhiều tác giả thực hiện PTNS để điều trị bướu niệu mạc đường tiểu trên. Kỹ thuật cắt niệu quản đoạn xa và một phần bàng quang trong PTNS đã tỏ ra là một thách thức đáng kể về kỹ thuật và cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được chuẩn hoá. Nhiều phương pháp khác nhau đã được mô tả. Mỗi phương pháp đều có những điểm lợi và bất lợi riêng. Thách thức đã và đang đặt ra là phát triển một phương pháp mà đem lại sự an toàn, dễ áp dụng và hợp lý về phương diện ung thư học. Mục tiêu: Trình bày một phương pháp phẫu thuật mới điều trị bệnh lý BNMĐTT. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo trường hợp lâm sàng. Kết quả: BN nam, 52t. Thời gian mổ: 120 phút. Lượng máu mất: 100ml. Số ngày nằm viện: 04 ngày. Kết luận: Phương pháp của chúng tôi đã cho thấy những lợi ích thiết thực và đáng kể so sánh với những phương pháp khác, cho thấy tính khả thi, dễ áp dụng và an toàn. Từ khoá: bướu niệu mạc đường tiểu trên, phẫu thuật nội soi ABSTRACT PURE LAPAROSCOPIC TECHNIQUE WITH COMPLETE RESECTION OF DISTAL URETER AND A BLADDER CUFF FOR THE UPPER TRACT UROTHELIAL CARCINOMA Do Lenh Hung, Tran Thanh Nhan, Vinh Tuan, Vu Le Chuyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 206 ‐ 210 Background: Upper urinary tract transitional cell carcinomas (TCCs) are relatively rare, accounting for 5‐ 7% of all renal tumors and 5% of all urothelial tumors. .