Đề tài này được tiến hành nhằm xác định hiệu quả của kỹ thuật tạo ngõ vào đường mật xử lý sỏi đường mật trong gan tồn lưu và tái phát. Nghiên cứu bắt đâu thực hiện từ 01/2008 đến 06/2011 trên 37 trường hợp, mổ mở 28 trường hợp, mổ nội soi 9 trường hợp. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KỸ THUẬT MỞ THÔNG ỐNG MẬT CHỦ BẰNG TÚI MẬT ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN Võ Văn Hùng, Lê Quang Nghĩa, Nguyễn Cao Cương, Võ Thiện Lai * TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sỏi đường mật là bệnh lý phổ biến, tỉ lệ sỏi sót và tái phát cao, điều trị sỏi tái phát còn khó khăn, phức tạp. Mục tiêu: Xác định hiệu quả của kỹ thuật tạo ngõ vào đường mật xử lý sỏi đường mật trong gan tồn lưu và tái phát. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, mô tả. Kỹ thuật: Sử dụng túi mật làm ngõ vào đường mật bằng cách nối phễu túi mật và ống mật chủ. Kết quả: Trong thời gian từ 01/2008 đến 06/2011 thực hiện được 37 trường hợp, mổ mở 28 trường hợp, mổ nội soi 9 trường hợp. Tuổi trung bình 47,7, 25 nữ, 12 nam. Đa số bệnh nhân bị nhiều sỏi trong gan, sỏi tái phát, có hẹp đường mật trong gan kèm theo. Kỹ thuật mổ dễ thực hiện, 6 trường hợp cắt thùy T gan kèm theo. Không có biến chứng phẫu thuật nặng. Chúng tôi đã nội soi và lấy sỏi tồn lưu qua đường hầm OMC-túi mật-da 28 trường hợp, tỉ lệ hết sỏi 87,71%, số lần tán sỏi trung bình 2,43 lần (1-6 lần). Chức năng túi mật vẫn được bảo tồn, khảo sát qua siêu âm kích thước túi mật nhỏ lại sau khi ăn. Có 4 trường hợp tái phát được mở lại ngõ vào này và nội soi lấy sỏi thành công. Kết luận: Đây là kỹ thuật an toàn và hiệu quả trong điều trị sỏi trong gan tồn lưu và dự phòng điều trị sỏi tái phát, có thể thực hiện bằng phẫu thuật mở và nội soi. Từ khóa: Sỏi trong gan. ABSTRACT RESULTS OF THE TECHNIQUE OF CHOLEDOCHOSTOMY THROUGH GALLBLADER IN MANAGEMENT OF HEPATOLITHIASIS Vo Van Hung, Le Quang Nghia, Nguyen Cao Cuong, Vo Thien Lai * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 32 - 39 Background: Hepatolithiasis is common in East Asia, the management of residual and recurrent stones is difficult and complex. The various approaches used for the management of intrahepatolithiasis only can remove stones ( not useful in some recurrent cases). Aims: The goal of .