Đề tài nghiên cứu được tiến hành để đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn của thuốc giải độc trung dược herba savior trong điều trị hỗ trợ cắt cơn ở bệnh nhân nghiện ma tuý nhóm opiat. đề tài qua bài viết này. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ CAI NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG CHẾ PHẨM GIẢI ĐỘC TRUNG DƯỢC HERBA SAVIOR Phan Hồng Điệp*, Danh Thị Minh Hà** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nghiện ma tuý là một tình trạng nhiễm độc mạn tính do dùng lặp đi lặp lại lâu ngày một chất gây nghiện. Ở nước ta hiện nay nghiện ma túy chủ yếu vẫn là nghiện các chất dạng thuốc phiện. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học thấy rằng: căn bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tái nghiện là vấn đề không tránh khỏi và tỷ lệ tái nghiện thông thường là rất cao, tại các nước phát triển tỷ lệ tái nghiện thường luôn lớn hơn 80% (WHO, 2002) và tại Việt Nam tỉ lệ tái nghiện trên 90%, thậm chí có nơi 100%. Việc điều trị nghiện (đúng hơn là điều trị Hội chứng cai các chất dạng thuốc phiện) cần được phổ biến trong cộng đồng do đó nên sử dụng các loại thuốc điều trị ít có hoặc không có tác dụng phụ và người nhân viên y tế điều trị có thể là Bác sĩ đa khoa, lương y. Với tinh thần trên, các bài thuốc y học cổ truyền được nghiên cứu với hy vọng hỗ trợ tốt trong điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện. Mục tiêu đề tài: Đánh giá hiệu lực lâm sàng và tính an toàn của thuốc Giải Độc Trung Dược Herba Savior trong điều trị hỗ trợ cắt cơn ở bệnh nhân nghiện ma tuý nhóm Opiat. Phương tiện và phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, mở, có đối chứng trên 2 lô bệnh nhân gồm: 31 người uống chế phẩm Giải độc trung dược – Herba Savior, thời gian dùng thuốc liên tục trong 10 ngày và 31 người uống thuốc an thần kinh (Diazepam 5mg) liên tục trong 4 ngày theo phác đồ của Bộ y tế. Việc nghiên cứu được đánh giá thành công khi bệnh nhân tham gia nghiên cứu sử dụng thuốc đúng phác đồ, điều trị đủ liệu trình, kết quả xét nghiệm nước tiểu tìm Opiat khi ra viện âm tính. Kết quả nghiên cứu: Sau khi dùng thuốc: Các triệu chứng Hội chứng cai giảm dần (F=327,77; p0,05). Chỉ số trung bình đánh giá mức độ nghiện Himmelbach của 2 nhóm .