Nội dung bài viết nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích bằng propofol và sufentanyl trong phẫu thuật thay van hai lá; xác định nồng độ propofol trung bình ở các giai đoạn gây mê; so sánh chất lượng của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích với phương pháp gây mê tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện thông thường. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ TĨNH MẠCH KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH TRONG PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ Lưu Kính Khương*, Nguyễn Thị Quý** TÓM TẮT Mở đầu: Gây mê phẫu thuật tim hở là một kỹ thuật tương đối mới tại Việt Nam, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, khả năng dự trữ của tim kém hơn so với người bình thường nên cần có sự tỉ mỉ để đảm bảo huyết động ổn định. Gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích được đánh giá là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong phẫu thuật tim. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích bằng Propofol và sufentanyl trong phẫu thuật thay van hai lá. Xác định nồng độ Propofol trung bình ở các giai đoạn gây mê. So sánh chất lượng của phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích với phương pháp gây mê tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện thông thường. Đối tượng-phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu thực nghiệm lâm sàng có đối chứng. 74 bệnh nhân ASA 1-3 trãi qua phẫu thuật thay van hai lá được chia là hai nhóm, mỗi nhóm có 37 bệnh nhân. Nhóm 1 được gây mê bằng propofol theo phương pháp kiểm soát nồng độ đích, nhóm 2 gây mê bằng propofol theo phương pháp dùng bơm tiêm điện thông thường. Kết quả:. Nhóm 1 huyết động ổn định tốt ở các giai đoạn kích thích của cuộc mổ như khởi mê, đặt nội khí quản, rạch da. Nồng độ propofol ở các thời điểm khởi mê, đặt nội khí quản, rạch da, lúc hồi tỉnh của nhóm 1 lần lượt là: 1,01 ± 0,39 mcg/ml, 1,78 ± 0,47 mcg/ml, 1,62 ± 0,52 mcg/ml, 0,64 ± 0,19 mcg/ml. Nhóm 1 tính chất khởi mê êm dịu 100% so với nhóm 2 chỉ khoảng 97%, đặc điểm đặt nội khí quản tốt nhóm 1 là 97% so với nhóm 2 chỉ 92%. Chất lượng tỉnh mê và hồi phục sau mổ tốt, ít tác dụng phụ. Kết luận: Phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích ổn định huyết động, dễ dàng và nhanh chóng kiểm soát độ mê đáp ứng yêu cầu phẫu thuật, không có tình trạng thứuc tỉnh và nhớ lại trong mổ nên tốt và an toàn. Từ khóa: