Mục tiêu của bài báo cáo này nhằm đánh giá tần suất bệnh, đặc điểm lâm sàng, đáp ứng với điều trị lao trên những bệnh đang theo dõi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 LAO TRÊN NGƯỜI GHÉP THẬN: NHỮNG KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Dư Thị Ngọc Thu*, Hoàng Khắc Chuẩn*, Nguyễn Trọng Hiền*, Trần Ngọc Sinh** Mục tiêu: Hiện nay lao vẫn còn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Việt Nam nằm trong vùng dịch tể của lao, với tỷ lệ lưu hành 0,14%. Lao cũng đặc biệt nghiêm trọng hơn trên những bệnh nhân (BN) suy giảm miễn dịch (SGMD) (HIV, ghép tạng ). Mục tiêu của bài báo cáo này nhằm đánh giá tần suất bệnh, đặc điểm lâm sàng, đáp ứng với điều trị lao trên những bệnh đang theo dõi tại Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu đối với tất cả các BN đang theo dõi tại phòng khám ghép thận BVCR chia thành hai nhóm, và tất cả đều không có tiền căn lao. Nhóm 1: được ghép tại BVCR; Nhóm 2: ghép từ các trung tâm khác. Cả 2 nhóm đều được áp dụng cùng một phác đồ theo dõi sau ghép ngay lần đầu tiên đến khám bệnh. Các xét nghiệm tầm soát lao: BK/đàm 3-5 lần, CRP/ máu, PCR lao/ đàm, VS, X quang tim phổi thẳng. Phác đồ điều trị lao: R12H12E12Z12, (Q3) và từ 1/2010 áp dụng phác đồ H12E12Z12, (Q12) hoặc H18E18Z3Q9. Kết quả: có 481 BN theo dõi tại BVCR từ 12/1992 đến 02/ 2011. Nhóm 1: 209/481 (43,45%) TH. Nhóm 2: 272/481 (56,55%) TH. Có 31/481 (6,44%) TH bị mắc bệnh lao (phổi, hạch, màng bụng.). Tuổi trung bình 42,4±13,4 tuổi. Thời gian khởi phát lao trung bình cho cả hai nhóm ±33 tháng. Thuốc ức chế miễn dịch (UCMD): Steroid/CsA/FK506/MMF. Dẫn nhập với Basiliximab. Thường gặp là lao phổi 3,74%, lao phổi có các bệnh khác kèm theo và lao phổi thứ phát sau điều trị (1,66%). Phác đồ điều trị lao: R12H12E12Z12, (Q3) và H12E12Z12, (Q12). Khỏi bệnh 70,97%. Kết luận: Do điều kiện kinh tế khó khăn, người bệnh có mức sống thấp, nên tỉ lệ bệnh lao khá cao 6,44% so với tỷ lệ lưu hành 0,14% trong cả nước. Điều này đã cảnh báo chúng tôi phải chú ý đến việc tầm soát bệnh định kỳ hàng năm. Từ khóa: bệnh .