Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả ban đầu và kinh nghiệm mở dạ dày ra da qua nội soi, nghiên cứu được thực hiện từ 12/2007 đến 7/2012, và tiến hành trên 26 bệnh nhân mất khả năng nhai nuốt hiệu quả và ghi nhận những khó khăn trong khi thực hiện, vị trí đặt ống thông, thời gian thực hiện và các biến chứng sớm sau thủ thuật. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 KẾT QUẢ BAN ĐẦU MỞ DẠ DÀY RA DA QUA NỘI SOI Lê Quang Nhân*, Nguyễn Thúy Oanh** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mở dạ dày ra da qua nội soi (MDDRDQNS) để nuôi dưỡng và giải áp dạ dày đã được thực hiện gần 20 năm qua nhưng ở Việt Nam ít được nhắc đến. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả ban đầu và kinh nghiệm MDDRDQNS. Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, mô tả cắt ngang. Từ 12/2007 đến 7/2012, chúng tôi đã thực hiện cho 26 bệnh nhân mất khả năng nhai nuốt hiệu quả và ghi nhận những khó khăn trong khi thực hiện, vị trí đặt ống thông, thời gian thực hiện và các biến chứng sớm sau thủ thuật. Kết quả: 26 bệnh nhân gồm 12 nam, 14 nữ. Tuổi trung bình 60 ± 10. Tất cả đều được MDDRDQNS kiểu kéo. Thời gian thực hiện MDDRDQNS trung bình 15 phút ± 7, không có chảy máu trong và sau thủ thuật, không có nhiễm trùng chân ống thông. Tái khám sau MDDRDQNS 1 tháng, 5 tháng, không có trường hợp nào xảy ra biến chứng. Kết luận: MDDRDQNS là một phương pháp an toàn, hiệu quả với nhiều ưu điểm như không cần gây mê, thực hiện nhanh giúp nuôi ăn qua đường ruột lâu dài cho bệnh nhân mất khả năng nhai nuốt. Từ khóa: Mở dạ dày ra da qua nội soi, giải áp dạ dày. SUMMARY INITIAL RESULTS OF PERCUTANEOUS ENDOSCOPIC GASTROSTOMY Le Quang Nhan, Nguyen Thuy Oanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 36 - 39 Background: Percutaneous endoscopic gastrostomy (PEG) was introduced over 20 years ago as a method of enteral feeding and gastric decompression, but there were very few studies of PEG in Viet Nam. Aims: To introduce our initial results and experiences in performing PEG. Methods: A prospective study. From 12/2007 to 7/2012, we have performed PEG on 26 patients with any permanent inability of effectively swallow and recorded the difficulties in performing PEG, site of putting tube, time for procedure and early complications. Results: 26 patients: 12 men, 14 women. Average age of patients was 60 ± 10. .