Đề tài nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá đặc điểm lâm sàng của chấn thương có ngoại vật hốc mắt, phương pháp xử trí và kết quả điều trị. bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ TRÍ CHẤN THƯƠNG CÓ NGOẠI VẬT HỐC MẮT Nguyễn Hữu Chức* TÓM TẮT Mục đích nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng của chấn thương có ngoại vật hốc mắt. Phương pháp xử trí và kết quả điều trị. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân bị chấn thương mắt có ngoại vật hốc mắt tại khoa Mắt Bệnh viện Chợ Rẫy và khoa chấn thương Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ 01/09/2009 đến 31/12/2010. Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, thực nghiệm lâm sàng. Phương pháp chọn mẫu: + Lấy hàng loạt trường hợp (series of case) không nhóm chứng. + Tiêu chuẩn chọn bệnh: bệnh nhân bị chấn thương mắt có ngoại vật hốc mắt. + Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có ngoại vật nội nhãn đơ. Kết quả: Trong 45 bệnh nhân, Nam có 40 bệnh nhân (88,9%), nữ có 5 bệnh nhân(11,1%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 28,04 ± 15,23. Thấp nhất là 2 tuổi, tuổi cao nhất là 61 tuổi. Bệnh nhân từ 16 đến 30 tuổi có tỉ lệ cao nhất là 48,9%. Tính chất của ngoại vật: Chất hữu cơ: 23 bệnh nhân (51,1%). Kim loại: 15 bệnh nhân (33,3%). Chất trơ: 7 bệnh nhân (15,6%). Những bệnh nhân có ngoại vật ở nông được thực hiện phẫu thuật lấy ra 100,% các trường hợp, ngoại vật ở sâu được phẫu thuật lấy ra ở 27/33 bệnh nhân (81,8%). Những ngoại vật là chất hữu cơ bắt buộc phải lấy triệt để dù nằm ở vị trí nào. Tất cả bệnh nhân đựợc sử dụng kháng sinh hoạt phổ rộng ngay từ ngày đầu nhập viện. Kết quả điều trị phụ thuộc vào các yếu tố: chẩn đoán sớm, can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật, lấy triệt để ngoại vật là chất hữu cơ. Kết luận: Chấn thương ngoại vật hốc mắt phức tạp, khó tiên lượng. Bệnh nhân phải được chỉ định dùng kháng sinh hoạt phổ rộng từ đầu. Những ngoại vật nằm ở nông, được lấy ra với tất cả các bệnh nhân trong khi điều trị, mang lại kết quả tốt về chức năng thị giác và chất lượng sống. Ngoại vật nằm ở sâu nếu là chất hữu cơ bắt buộc phải lấy ra sớm và triệt để. Ngoại vật ở sâu là kim loại hoặc chất trơ, nếu .