Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HKESWL V. Nghiên cứu được thực hiện ở 566 bệnh nhân sỏi tiêt niệu được tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V tại bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng bình. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI TIẾT NIỆU BẰNG TÁN SỎI NGOÀI CƠ THỂ TẠI BỆNH VIỆN ĐKKV BẮC QUẢNG BÌNH Lê Ngọc Bích*, Lê Đình Khánh** TÓM TẮT Đặt vấn đề và mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi tiết niệu bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HKESWL V. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở 566 bệnh nhân sỏi tiêt niệu được tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V tại bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng bình. Kết quả được so sánh với vị trí sỏi, độ cản quang của sỏi, độ ứ nước của thận có sỏi. Kết quả: Thành công chung 85%. Nguyên nhân thất bại có 8,8% bệnh nhân bỏ điều trị, 2,7% không vỡ phải chuyển mổ mở, 3,5% bệnh nhân yêu cầu chuyển khám tại tuyến trên. Sỏi có độ cản quang bằng với xương có tỉ lệ thành công cao, độ ứ nước nhiều có tỉ lệ thành công thấp (Độ II: 63,5%; không ứ nước : 84,8%); sỏi 15mm có tỉ lệ thành công 50%. Không có biến chứng nặng. Kết luận: bằng tán sỏi ngoài cơ thể với máy HK- ESWL V là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu an toàn, hiệu quả. Từ khóa: Tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi tiết niệu, điều trị sỏi tiết niệu. ABSTRACT ASSESSMENT ON RESULTS OF URINA RY STONE TREATMENT BY ESWL WITH HK- ESWL V MACHINE AT GENERAL HOSPITAL IN THE NORTH OF QUANG BINH Le Ngoc Bich, Le Dinh Khanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 269 273 Introduction and objectives: To evaluate treatment outcomes of urinary stone by ESWL with HK-ESWL V machine at General Hospital in the north of Quang Binh. Materials and methods: The study was conducted in 566 patients were treated by ESWL with HK-ESWL V machine at General Hospital in the North of Quang Binh. The results were compared with position of stones, the contrast of stone, the level of hydronephrosis. Results: The overall success of 85%. Causes of failure are patients leave treatment (8,8%), stones not broken (2,7%), patients requiring change at the next examination at higher level hospital (). No .