Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tỷ lệ hẹp nặng động mạch lớn nội sọ (≥50%) ở bệnh nhận đột quỵ thiếu máu não cấp và phân tích mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ mạch máu, lâm sàng và cận lâm sàng với bệnh nhân hẹp động mạch lớn nội sọ tử vong. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học TẦN SUẤT VÀ TIÊN LƯỢNG HẸP ĐỘNG MẠCH NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU NÃO CẤP Cao Phi Phong*, Phan Đăng Lộc** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ hẹp nặng động mạch lớn nội sọ (≥50%) ở bệnh nhận đột quỵ thiếu máu não cấp và phân tích mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ mạch máu, lâm sàng và cận lâm sàng với bệnh nhân hẹp động mạch lớn nội sọ tử vong Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả và phân tích được thực hiện trong một năm từ tháng 12/2009 đến tháng 12/2010 tại BV Nhân Dân 115. Có tổng cộng 233 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp nhập viện BV115 trong 48 giờ đầu từ lúc khởi phát đột quỵ được khai thác bệnh sử, tiền sử, thăm khám, ghi nhận kết quả sinh hóa, huyết học, chụp CT hay MRA não lúc nhập viện. Sau đó, bệnh nhân được thăm khám bởi một bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh và được chụp CT scan để chẩn đoán xác định. Chụp cộng hưởng từ MRA TOF được dùng để chẩn đoán cũng như xác định mức độ hẹp động mạch nội sọ. Hẹp nặng được xác định khi đường kính lòng mạch hẹp ≥50%. Phép kiểm Student t-test và phép kiểm 2 được dùng để so sánh các biến số trước khi thực hiện hồi quy logistic để xác định yếu tố tiên lượng tử vong. Kết quả: Tùy theo vị trí động mạch nội sọ, tỷ lệ hẹp ≥50% lần lượt là: Siphon 23,2%, MCA 47,1%, ACA 4,7% (tuần hoàn trước); PCA 6,8%, BA 12,2%, VA 6% (tuần hoàn sau). Qua phân tích đơn biến giữa 60 ca tử vong và 173 ca sống ghi nhận: Tuổi ≥ 65 có OR=1,43; p=0,08, không có sự tương quan giữa giới tính và tử vong do hẹp động mạch nội sọ (p=). Các yếu tố nguy cơ mạch máu như tăng huyết áp OR=3,16; p=0,04, đái tháo đường OR=2,3 ; p=0,002, hút thuốc lá OR=6,82; p0,05. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có mối tương quan giữa 4 yếu tố nguy cơ: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, điểm NIHSS ≥ 9 với tiên lượng tử vong của bệnh nhân. Người mắc một trong bốn yếu tố này có tỉ lệ tử vong tăng từ 2 đến 12 lần so với người bình thường. Kết luận: Tỷ lệ