Mục tiêu của nghiên cứu đưa ra nhận xét về đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học của vết loét nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại bệnh viện Chơ Rẫy từ 10/2010 đến 06/2011. bài viết. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI KHUẨN HỌC TRÊN VẾT LOÉT NHIỄM KHUẨN BÀN CHÂN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Lê Quốc Tuấn*, Nguyễn Thị Bích Đào**, Nguyễn Thị Lệ* TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi khuẩn học của vết loét nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại bệnh viện Chơ Rẫy từ 10/2010 đến 06/2011. Đối tượng-phương pháp: tiền cứu cắt ngang mô tả 50 trường hợp loét nhiễm khuẩn bàn chân. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân đã được dùng kháng sinh trước khi cấy vi khuẩn trong nghiên cứu khá cao, chiếm 82%. Chỉ có 66,67% bệnh nhân tuân thủ thực hiện điều trị với thuốc viên hoặc insulin để kiểm soát đường huyết. Lượng HbA1c trung bình của nhóm nghiên cứu là 11,00 ± 3,79%. Số lượng loài vi khuẩn trung bình khi cấy khuẩn bằng que cấy là 1,24 ± 0,43, trong đó Gram(-) chiếm 56,55% so với Gram(+) 43,45%. Các chủng vi khuẩn ngày càng trở nên kháng thuốc, nhất là Staphylococcus sp và E. coli. Kết luận: Đa số bệnh nhân kiểm soát đường huyết kém, không tuân thủ điều trị. Vết loét bàn chân thường sâu và đã được dùng kháng sinh trước đó. Các vi khuẩn Gram(-) chiếm tỉ lệ cao hơn các vi khuẩn Gram(+) trong các vết loét. Tỷ lệ các chủng đề kháng kháng sinh ngày càng tăng cao theo thời gian. Từ khóa: đái tháo đường (ĐTĐ), vết loét nhiễm khuẩn bàn chân do đái tháo đường ABSTRACT CLINICO-MICROBIOLOGICAL STUDY OF INFECTIOUS DIABETIC FOOT ULCERS AT CHỢ RẪY HOSPITAL Le Quoc Tuan, Nguyen Thi Bich Dao, Nguyen Thi Le * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 390 - 394 Objective: To evaluate the clinico-microbiological characteristics of infectious diabetic foot ulcers at Chợ Rẫy hospital from 10/2010 to 06/2011. Methods: Prospective study and cross section descriptive. Results: Proportion of used-antibiotics patients is high, accounting for 82% cases. Only of patients were treated with oral hypoglycemic drugs or insulin. The average percentage of HbA1c