Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và giải quyết được mục tiêu chính là tìm hiểu được đặc điểm của các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị, sự phân phối lợi ích giữa các bên liên quan và tìm hiểu các thuận lợi và khó khăn của từng đối tượng tham gia chuỗi, đánh giá sự tác động của một số các nhân tố tới chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đối với các đối tượng trong chuỗi giá trị của sản phẩm này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM DĂM GỖ KEO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA Lê Thị Thanh Thủy 1, Lê Hữu Vinh2, Lê Thị Thùy Linh3 TÓM TẮT Gỗ keo là một loại cây trồng nguyên liệu lâm nghiệp tiềm năng cho chế biến dăm gỗ và các sản phẩm từ gỗ cho một số các ngành công nghiệp và xuất khẩu. Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp để mô tả về địa bàn nghiên cứu, phân tích thực trạng về chuỗi giá trị ngành dăm gỗ keo tại Thanh Hóa, kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân phối lợi ích không đồng đều giữa các bên liên quan, đặc biệt là đối với các hộ trồng rừng nhỏ, đồng thời trong chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, các nhân tố “hiệu quả giao hàng”, “tương tác”, “giá cả” và “chất lượng sản phẩm” theo thứ tự tác động quan trọng đến nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, từ đó là cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các đối tượng trong chuỗi giá trị sản phẩm dăm gỗ keo. Từ khóa: Dăm gỗ, chuỗi giá trị, gỗ keo, tỉnh Thanh Hóa, yếu tố ảnh hưởng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp. Tính đến hết ngày 31/12/2015, Việt Nam có diện tích ha rừng trong đó rừng tự nhiên ha và rừng trồng là ha phần lớn tập trung ở các khu vực miền núi và trung du phía Bắc, Bắc Trung bộ, và duyên hải Miền Trung, chiếm 72% tổng diện tích rừng trồng của cả nước (Bộ NN &PTNN, 2016). Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ gỗ năm 2015 đạt 6,97 tỷ USD, tăng 10,71% so với năm 2014, trong đó xuất khẩu dăm gỗ đạt hơn 1,2 tỷ USD (Tổng cục hải quan, 2016). Tại Thanh Hóa, trong những năm qua, ngành lâm nghiệp đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu, diện tích ngày càng tăng, bước đầu tạo được vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dăm gỗ và các sản phẩm gỗ khác. Trong các loại cây lâm nghiệp trồng rừng thì gỗ keo được trồng phổ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
12    20    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.