Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Qua đó khẳng định khi đã được phục tráng, năng suất của giống lúa Nếp Cẩm địa phương tăng rõ rệt so với khi chưa được phục tráng (6,203-6,215 tấn/ha trong vụ Xuân; 5,481-5,661 tấn/ha trong vụ Mùa so với năng suất khi chưa được phục tráng là 50,0-52,05 tạ/ ha trong vụ Xuân và 4,601-4,767 tấn/ha trong vụ Mùa),. Để nắm nội dung . | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ K T QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THÂM CANH GIỐNG LÚA N P CẨM THANH HÓA Nguyễn Thị Lan 1, Trần Thị Ân2, Nghiêm Thị Hƣơng3, Lê Thị Thanh Huyền4 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá. Qua đó khẳng định khi đã được phục tráng, năng suất của giống lúa Nếp Cẩm địa phương tăng r rệt so với khi chưa được phục tráng (6,203-6,215 tấn/ha trong vụ Xuân; 5,481-5,661 tấn/ha trong vụ Mùa so với năng suất khi chưa được phục tráng là 50,0-52,05 tạ/ ha trong vụ Xuân và 4,601-4,767 tấn/ha trong vụ Mùa). Năng suất giống sau khi được phục tráng đạt tương đương với giống lúa Nếp Cẩm ĐH6 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Thời vụ gieo mạ thích hợp nhất trong vụ Xuân từ 1-7/1, cấy vào 20-27/2; trong vụ Mùa gieo mạ từ 1-10/6, cấy vào 15-20/6. Mật độ cấy thích hợp nhất là 35 khóm ha. Lượng phân bón phù hợp nhất cho cả vụ Xuân và vụ Mùa là 1 tấn phân hữu cơ vi sinh + 8 kg N + 80 kg P2O5 + 80kg K2O. Từ khóa: Kỹ thuật thâm canh, giống lúa Nếp Cẩm. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Thanh Hóa, giống lúa Nếp Cẩm được trồng từ lâu đời tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Gạo Nếp Cẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng chữa trị được một số bệnh như thiếu máu, tiểu đường, chống oxy hóa, hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Là giống lúa bản địa, nhưng giống lúa Nếp Cẩm không phản ứng với độ dài ngày, có thể gieo cấy được 2 vụ (nếu cấy ở ruộng nước), hoặc có thể chỉ cấy 1 vụ mùa (nếu cấy trên nương, đồi). Giống lúa Nếp Cẩm chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi, đẻ nhánh khỏe, chịu hạn, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, do người dân tự để giống một thời gian dài, canh tác theo truyền thống nên giống Nếp Cẩm bị phân ly, thoái hóa, hiệu quả kinh tế thấp, vì vậy diện tích cấy Nếp Cẩm hiện nay bị thu hẹp lại đáng kể. Nguồn gen giống lúa Nếp Cẩm Thanh Hóa đang bị “xói mòn” nghiêm trọng. Các nhà khoa học hiện nay đang chú trọng chọn tạo các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu tốt, thời