Trong nghiên cứu này, đất sét (ĐS) Cổ Định - Thanh Hóa và composite của nó với chitosan (CTS) từ vỏ tôm được sử dụng như chất hấp phụ hiệu suất cao, giá rẻ, thân thiện với môi trường để loại bỏ ion Cu(II) trong môi trường nước ở các điều kiện khác nhau. Các đặc trưng của vật liệu được xác định bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM). | Trần Thị Kiều Ngân, Võ Vũ Như Quỳnh, Lê Văn Thuận 42 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ ION KIM LOẠI ĐỒNG BẰNG VẬT LIỆU HẤP PHỤ TRÊN CƠ SỞ ĐẤT SÉT CỔ ĐỊNH - THANH HÓA A STUDY ON USING NATURAL CLAY OF THANH HOA PROVINCE FOR REMOVAL OF Cu(II) IONS FROM AQUEOUS SOLUTION Trần Thị Kiều Ngân1, Võ Vũ Như Quỳnh1, Lê Văn Thuận1, 2* 1 Trường Đại học Duy Tân; trankieungan5885@, thuanbelgorod@ 2 Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tóm tắt - Trong nghiên cứu này, đất sét (ĐS) Cổ Định - Thanh Hóa và composite của nó với chitosan (CTS) từ vỏ tôm được sử dụng như chất hấp phụ hiệu suất cao, giá rẻ, thân thiện với môi trường để loại bỏ ion Cu(II) trong môi trường nước ở các điều kiện khác nhau. Các đặc trưng của vật liệu được xác định bằng các phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM). Mô hình đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich được sử dụng để kiểm tra tính phù hợp của quá trình hấp phụ của ion Cu(II) trên 2 dạng vật liệu ĐS và ĐS/CTS, kết quả cho thấy vật liệu ĐS phù hợp với mô hình Freundlich, trong khi đó vật liệu ĐS/CTS lại được mô tả tốt hơn với mô hình Langmuir. Các điều kiện tối ưu cho quá trình hấp phụ đã được xác định. Vật liệu trên cơ sở ĐS Cổ Định -Thanh Hóa dùng để xử lý ion Cu(II) đã được chứng minh là có hiệu quả với dung lượng hấp phụ cực đại là 44,1 mg/g đối với ĐS và 56,8 mg/g đối với vật liệu ĐS/CTS. Abstract - In this study, natural clay of Co Dinh -Thanh Hoa province (ĐS) and its composite with chitosan (CTS) obtained from shrimp shells have been ultilized as a low-cost and environmentally-friendly adsorbent for removal of Cu(II) ions from aqueous solution by the batch adsorption technique under different adsorption conditions. The prepared materials are characterized by X-ray diffraction (XRD), scanning electron microscopy (SEM). The suitability of Langmuir and Freundlich isotherms to the equilibrium data for Cu(II) adsorption on ĐS and ĐS/CTS samples is investigated. The adsorption of ĐS is well fitted with Freundlich isotherm .