Cấu tạo của tham thoại có chứa hành động nhận xét trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng

Bài viết phân tích cấu tạo của tham thoại có chứa hành động nhận xét trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Cấu tạo của một tham thoại có mục đích nhận xét bao gồm hành động chủ hướng (HĐCH) và hành động phụ thuộc (HĐPT). HĐCH là hành động nhận xét còn HĐPT là các hành động ngôn ngữ khác và hành động nhận xét đi kèm. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 2B (2018), tr. 53-60 CẤU TẠO CỦA THAM THOẠI CÓ CHỨA HÀNH ĐỘNG NHẬN XÉT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG Đặng Thị Thu Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 27/12/2017, ngày nhận đăng 05/6/2018 Tóm tắt: Bài viết phân tích cấu tạo của tham thoại có chứa hành động nhận xét trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Cấu tạo của một tham thoại có mục đích nhận xét bao gồm hành động chủ hướng (HĐCH) và hành động phụ thuộc (HĐPT). HĐCH là hành động nhận xét còn HĐPT là các hành động ngôn ngữ khác và hành động nhận xét đi kèm. Kết quả khảo sát cho thấy có bốn kiểu cấu tạo gồm: tham thoại chỉ có một hành động nhận xét; tham thoại có hai hành động nhận xét trở lên; tham thoại có một hành động nhận xét là hành động chủ hướng và các hành động phụ thuộc đi kèm; tham thoại có hai hành động nhận xét là hành động chủ hướng và các HĐPT đi kèm. Qua việc mô tả và phân tích các kiểu cấu tạo của tham thoại có chứa hành động nhận xét, bài viết góp phần làm nổi bật tài năng của nhà văn Ma Văn Kháng trong việc vận dụng các hành động ngôn ngữ một cách biến hóa, linh hoạt nhằm bổ sung, làm rõ đích giao tiếp. 1. Đặt vấn đề Theo trường phái phân tích diễn ngôn, các nhà nghiên cứu tiếng Anh ở Trường đại học Birmingham tiến hành nghiên cứu các diễn ngôn cho rằng hội thoại là một đơn vị lớn được cấu trúc thành năm bậc: tương tác (interaction), đoạn thoại (transaction), cặp thoại (exchange), bước thoại (move), hành vi (act). Khái niệm bước thoại của trường phái Birmingham trùng với khái niệm tham thoại của trường phái Thụy sĩ - Pháp. Theo lý thuyết hội thoại của các nhà nghiên cứu Thụy sĩ - Pháp thì hội thoại là một tổ chức tôn ti như một đơn vị cú pháp và gồm năm đơn vị: cuộc thoại, đoạn thoại, cặp thoại, tham thoại và hành động ngôn ngữ. Như vậy, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Thụy sĩ Pháp thì hội thoại cũng có cấu trúc, tôn ti tương tự như một đơn vị cú pháp. Trong đó, cuộc thoại, đoạn thoại và cặp thoại là ba đơn vị lưỡng thoại (do hai nhân vật tạo nên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.