Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên Vật lý trung học phổ thông cũng như thông tin về việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp liên môn khoa học tự nhiên vào nhà trường phổ thông hiện nay. | T. T. K. Thu, L. P. Lượng, P. T. Phú / Thực trạng dạy học tích hợp liên môn và phát triển chương trình THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC LIÊN MÔN CHO SINH VIÊN VẬT LÝ Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Trần Thị Kiểm Thu (1), Lê Phƣớc Lƣợng (2), Phạm Thị Phú (3) 1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ 2 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang 3 Viện Sư phạm tự nhiên, Trường Đại học Vinh Ngày nhận bài 17/10/2017, ngày nhận đăng 10/01/2018 Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên Vật lý trung học phổ thông cũng như thông tin về việc vận dụng quan điểm dạy học tích hợp liên môn khoa học tự nhiên vào nhà trường phổ thông hiện nay. Đáng chú ý là, hầu hết, giáo viên đều đánh giá cao năng lực dạy học tích hợp liên môn khoa học tự nhiên và đề xuất với trường đại học có đào tạo sinh viên sư phạm Vật lý nên phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học theo hướng tăng cường bồi dưỡng kiến thức liên môn cho sinh viên sư phạm Vật lý. 1. Đặt vấn đề Trường đại học có đào tạo sinh viên (SV) sư phạm cần gắn mục tiêu đào tạo với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông (THPT). Trong bối cảnh giáo dục nước ta có nhiều chuyển biến và thay đổi cơ bản và toàn diện như hiện nay thì kiến thức, kĩ năng và phương pháp dạy học tiếp cận năng lực cần được trang bị cho SV sư phạm nói chung, SV sư phạm Vật lý nói riêng. “Xây dựng chương trình mới, giáo trình mới, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đào tạo các trường sư phạm phải đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực cho sinh viên theo chuẩn đầu ra” [1; tr. 17]. Vì thế, việc điều chỉnh và phát triển chương trình đào tạo bậc đại học (ĐH) để ngày càng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu mới là rất cần thiết. Bài viết phản ảnh kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học tích hợp (DHTH) liên môn khoa học tự nhiên (KHTN) ở trường THPT hiện nay và qua đó thăm dò ý kiến đóng góp của thầy, cô là cựu SV của Trường ĐH Cần Thơ về phát triển