Giáo xứ, tổ chức căn bản và phổ quát của Công giáo ở Việt Nam

Với một tổ chức đặt trọng tâm trên tính cách cộng đoàn, với lịch những ngày lễ phong phú và đa dạng, với sinh hoạt hội đoàn quy tụ các tín hữu tùy theo tuổi, giới hay nghề nghiệp và với các hoạt động xã hội góp phần giải quyết khó khăn trong cuộc sống của các tín hữu, Giáo xứ là một tổ chức tôn giáo - xã hội thích hợp với xã hội nông thôn Việt Nam, đặc biệt vào thời cuộc sống nông thôn còn khép kín. Nhận xét này cũng buộc chúng ta phải đặt câu hỏi về vai trò của tổ chức giáo xứ đối với các tín hữu Việt Nam hiện nay. | 87 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 1 (197) 2015 GIÁO XỨ, TỔ CHỨC CĂN BẢN VÀ PHỔ QUÁT CỦA CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM NGUYỄN NGHỊ Với một tổ chức đặt trọng tâm trên tính cách cộng đoàn, với lịch những ngày lễ phong phú và đa dạng, với sinh hoạt hội đoàn quy tụ các tín hữu tùy theo tuổi, giới hay nghề nghiệp và với các hoạt động xã hội góp phần giải quyết khó khăn trong cuộc sống của các tín hữu, Giáo xứ là một tổ chức tôn giáo - xã hội thích hợp với xã hội nông thôn Việt Nam, đặc biệt vào thời cuộc sống nông thôn còn khép kín. Nhận xét này cũng buộc chúng ta phải đặt câu hỏi về vai trò của tổ chức giáo xứ đối với các tín hữu Việt Nam hiện nay. Đạo Công giáo(1) được du nhập vào Việt Nam, một cách có hệ thống và liên tục, do các thừa sai dòng Tên(2), từ đầu thế kỷ XVII, cụ thể là vào đầu năm 1615, vào thời Việt Nam bị chia thành hai “vương quốc” kình địch nhau là Đàng Trong và Đàng Ngoài, và đi sau cả chục thế kỷ so với các tôn giáo lớn là Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo. Các tu sĩ dòng Tên tới truyền giáo đầu tiên tại Đàng Trong, và mười năm sau, tức vào năm 1626, tại Đàng Ngoài. Từ thời điểm này, đạo Công giáo đã thực sự được thiết lập tại Việt Nam, và từ năm 1659, các thừa sai thuộc Hội Truyền giáo nước ngoài Paris (.) tiếp tục công cuộc truyền giáo này và phát triển Giáo hội Công giáo tại Việt Nam với hai giáo phận(3) được thiết lập ở Đàng Trong và Đàng Ngoài. Năm 1960, hàng Giáo phẩm Việt Nam được thành lập đảm nhiệm việc điều hành các giáo phận tại Việt Nam. Nguyễn Nghị. Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ. Công giáo không phải là một đạo cá nhân, hiểu theo nghĩa các tín hữu chỉ cần chấp nhận và tuân thủ một cách riêng tư một số giáo lý là đủ, mà còn phải thực hành đạo, bao gồm việc quy tụ lại với nhau thành cộng đoàn để cử hành chung với nhau các nghi lễ và việc sống theo lẽ đạo trong cuộc sống thường ngày. Bởi vậy, một việc làm gắn liền với việc truyền giáo của các thừa sai là tổ chức các giáo xứ để quy tụ các tín hữu thành cộng đoàn. ĐỊNH NGHĨA GIÁO XỨ THEO .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.