Một số hình thức ngữ pháp có sức tác động trong thơ

Bài viết tìm hiểu khả năng tác động của ba hình thức ngữ pháp thường được sử dụng trong thơ: hô ngữ, đại từ nhân xưng và im lặng. Có thể thấy ba hình thức ngữ pháp này được sử dụng khá nhiều trong thơ trữ tình, đặc biệt trong thơ ca cách mạng thời kỳ kháng chiến, và có sức tác động đáng kể trong các bài thơ. | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 2 (198) 2015 55 MỘT SỐ HÌNH THỨC NGỮ PHÁP CÓ SỨC TÁC ĐỘNG TRONG THƠ TRẦN THANH BÌNH Khi sáng tác thơ, các nhà thơ hướng đến nhiều đối tượng khác nhau. Tâm thế sáng tạo đó chi phối nhà thơ trọng việc vận dụng hiệu quả đặc trưng thi pháp như nhạc điệu, hình ảnh, và những thủ pháp nghệ thuật sao cho nó có khả năng gây sự chú ý cao nhất đến người đọc. Bài viết tìm hiểu khả năng tác động của ba hình thức ngữ pháp thường được sử dụng trong thơ: hô ngữ, đại từ nhân xưng và im lặng. Có thể thấy ba hình thức ngữ pháp này được sử dụng khá nhiều trong thơ trữ tình, đặc biệt trong thơ ca cách mạng thời kỳ kháng chiến, và có sức tác động đáng kể trong các bài thơ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những ý nghĩa quan trọng của thơ là giao tiếp. Cách giao tiếp của riêng thơ là phản ánh vẻ đẹp của cái tôi trữ tình và cái ta xã hội, phản ánh những cảm xúc riêng tư rất nhân văn và cả tinh thần, tư tưởng của thời đại, từ đó thơ đến với xã hội theo con đường từ trái tim đến trái tim. Cao hơn nữa, thơ còn có khả năng cải tạo cuộc sống. Đó là ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ. Từ xưa, Horace đã quan tâm đến mục đích xã hội của tác phẩm, ông cho rằng một tác phẩm không chỉ cần phải đẹp, không chỉ cần phải hay, mà còn là “cần có ma lực, cần lay động tâm linh của bạn đọc theo mong muốn của tác giả” (Phương Lựu, tr. 484). Vì vậy, khi sáng tác, nhà thơ luôn hướng đến độc giả với niềm ưu ái sao cho thơ đến với mọi người, sống lâu bền trong lòng mọi người, tác động và tập hợp mọi người. Bài viết này tập trung Trần Thanh Bình. Thạc sĩ. Trường Trung học Thực hành Sài Gòn, Đại học Sài Gòn. khai thác khả năng tác động của một số hình thức ngữ pháp thường được sử dụng trong thơ: hô ngữ, đại từ nhân xưng, im lặng. 2. BA HÌNH THỨC NGỮ PHÁP CÓ SỨC TÁC ĐỘNG TRONG THƠ . Hô ngữ - một hình thức gọi tha thiết Khi muốn khiến cho một đối tượng cụ thể hướng về và nghe mình, nhà thơ thường sử dụng hô ngữ. Thông qua hô gọi, nhà thơ kéo độc giả vào cùng tâm thế và trạng thái cảm xúc của

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.