Châu bản triều Nguyễn là bằng chứng xác thực khẳng định chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa

Châu bản triều Nguyễn là văn kiện có giá trị lịch sử và pháp lý cao nhất về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong thế kỷ XIX. Không có triều đại nào trong nước và quốc tế có được những văn bản đầy đủ, liên tục như vậy trong vấn đề này. | 63 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO CHÂU BẢN TRIỀU NGUYỄN LÀ BẰNG CHỨNG XÁC THỰC KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA ĐỖ BANG Châu bản triều Nguyễn là văn kiện có giá trị lịch sử và pháp lý cao nhất về chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trong thế kỷ XIX. Không có triều đại nào trong nước và quốc tế có được những văn bản đầy đủ, liên tục như vậy trong vấn đề này. Những di sản lịch sử này cho thấy chủ quyền Việt Nam đã được xác lập vững chắc, thể hiện qua việc cắm mốc chủ quyền, vẽ bản đồ, lập miếu thờ, đo đạc hải trình, khảo sát khí tượng, thu thuế tàu thuyền ngoại quốc Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là ký ức của nhân loại. Vì vậy, những tư liệu này không những là báu vật thiêng liêng của Tổ quốc mà còn là di sản quốc tế mà mọi quốc gia cần tôn trọng. Châu bản Triều Nguyễn là nguồn tư liệu độc bản có giá trị pháp lý cao nhất của Nhà Nguyễn về chủ quyền đất nước trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thông qua Châu bản, chúng ta hiểu được các chính sách của triều Nguyễn về biển đảo nói chung và Hoàng Sa - Trường Sa nói riêng cũng như các giải pháp thực thi chủ quyền tại hai quần đảo này của triều Nguyễn. Đỗ Bang. Phó giáo sư tiến sĩ. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED), mã số . Các vua nhà Nguyễn quan niệm Hoàng Sa - Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ của đất nước nên hàng năm vào đầu mùa xuân, triều đình phái binh thuyền đi công vụ Hoàng Sa - Trường Sa. Hoạt động này được thực hiện muộn nhất cũng vào năm 1816. Trong một bản tâu của Bộ Công vào thời Thiệu Trị đã cho biết: “Chiểu theo lệ, xứ Hoàng Sa là bờ cõi trên biển của nước ta, hàng năm có phái binh thuyền đến thăm dò để thuộc lộ trình đường biển. Tháng 6 năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), vâng theo lời huấn thị; năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), hoãn việc phái binh thuyền [đi khảo sát], đến năm sau phúc trình lại. 64 ĐỖ BANG – CHÂU .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.