Thông qua việc hệ thống lại nguồn tư liệu về người Minh Hương trong sách Đại Nam thực lục, bài viết tiến hành phân tích đôi nét về diện mạo cũng như quá trình mở rộng của cộng đồng này dưới triều Nguyễn. Mời các bạn tham khảo! | TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 2 (198) 2015 69 TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG CỘNG ĐỒNG MINH HƯƠNG QUA SÁCH ĐẠI NAM THỰC LỤC LÊ THỊ VĨ PHƯỢNG Là một trong những nhóm di dân từ Trung Quốc, cộng đồng Minh Hương đã có mặt trong lịch sử xã hội Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVI. Trong suốt thời gian tồn tại của mình, họ mặc nhiên tự thừa nhận và được thừa nhận là người Việt gốc Hoa. Tuy nhiên, sự xuất hiện cũng như quá trình hình thành cộng đồng của nhóm người này là một hiện tượng khá phức tạp trong lịch sử cộng đồng dân tộc Việt Nam. Thông qua việc hệ thống lại nguồn tư liệu về người Minh Hương trong sách Đại Nam thực lục, bài viết tiến hành phân tích đôi nét về diện mạo cũng như quá trình mở rộng của cộng đồng này dưới triều Nguyễn. 1. TƯ LIỆU VỀ NGƯỜI MINH HƯƠNG TRONG ĐẠI NAM THỰC LỤC quân sự của Việt Nam ở các giai đoạn lịch sử được phản ánh. Đại Nam thực lục là bộ chính sử của triều Nguyễn, được biên soạn bằng chữ Hán qua nhiều đời vua, có nội dung rất lớn và phong phú. Bộ sử gồm hai phần Tiền biên (ghi chép về chúa Nguyễn) và Chính biên (ghi chép về vua Nguyễn), bao quát toàn bộ 367 năm lịch sử Đàng trong và Việt Nam trong thời kỳ cai trị của dòng họ Nguyễn, bắt đầu từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa (1558), và kết thúc ở năm cuối cùng của đời vua Khải Định (1925). Tác phẩm đề cập đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội kinh tế, chính trị, văn hóa và Trong tác phẩm sử học đồ sộ này, có một lượng lớn các ghi chép về các nhóm người Hoa tại Việt Nam, cũng như những chính sách mà chính quyền nhà Nguyễn đề ra với họ trên từng vấn đề, từng thời kỳ khác nhau. Riêng về người Minh Hương, theo thống kê của chúng tôi, Đại Nam thực lục có ghi chép tất cả là 150 mục(1). Những ghi chép này được mở đầu với sự kiện di thần nhà Minh tìm đến Đàng Trong vào năm 1679 (năm thứ 34 đời chúa Nguyễn Phúc Tần) và dừng lại ở mục chép về Trần Đức Thắng, một người Minh Hương, bị bắt vì lôi kéo người tham gia vào Thiên Địa hội vào năm 1917 (Khải Định thứ 2). Chúng được phân bố