Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà gai leo (solanum hainanense hance) tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất thực thu đạt cao nhất khi bón phân ở lượng 20 tấn phân chuồng + 200 kg N + 150 kg P2O5 + 125 kg K2O/ha và trồng ở mật độ 11,11 vạn cây/ha (30 x 30 cm). Ở công thức bón phân và mật độ trồng này cũng cho hàm lượng glycoalkaloid toàn phần tính theo solasodine và hiệu quả kinh tế cao nhất. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN 2588-1256 Tập 2(3) - 2018 ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY CÀ GAI LEO (SOLANUM HAINANENSE HANCE) TẠI HUYỆN CON CUÔNG, TỈNH NGHỆ AN Trịnh Thị Thanh1, Trương Xuân Sinh2, Nguyễn Tài Toàn3, Phan Xuân Diện4, Lê Văn Khánh1 1 Sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An; 2Trung tâm Kiểm nghiệm và kiểm chứng chất lượng Nông lâm thủy sản; 3Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Đại học Vinh; 4Công ty CP Dược liệu Pù Mát *Liên hệ email: thanhttud@ TÓM TẮT Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An (từ tháng 11/2017 đến 4/2018) để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và công thức phân bón đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cây cà gai leo. Thí nghiệm được thiết kế theo kiểu ô lớn ô nhỏ với 3 công thức phân bón (P1, P2 và P3) được bố trí vào các ô lớn có diện tích 40 m2 và 4 mật độ trồng (M1, M2, M3 và M4) được bố trí vào các ô phụ có diện tích 10 m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất thực thu đạt cao nhất khi bón phân ở lượng 20 tấn phân chuồng + 200 kg N + 150 kg P2O5 + 125 kg K2O/ha và trồng ở mật độ 11,11 vạn cây/ha (30 x 30 cm). Ở công thức bón phân và mật độ trồng này cũng cho hàm lượng glycoalkaloid toàn phần tính theo solasodine và hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ khóa: Cà gai leo, mật độ, phân bón, năng suất, glycoalkaloid Nhận bài: 03/08/2018 Hoàn thành phản biện: 10/09/2018 Chấp nhận bài: 30/09/2018 1. MỞ ĐẦU Cây Cà gai leo (Solanum hainanense Hance) là một trong những cây thuốc được sử dụng từ lâu đời. Trong dân gian, cây cà gai leo còn có tên gọi khác như: cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm. và có tên khoa học khác là Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae) (Viện Dược liệu, 1993). Trong thành phần hóa học của Cà gai leo, solasodine là hợp chất chính, có hoạt tính kháng viêm và bảo vệ gan, chống lại tế bào ung thư. Bên cạnh đó, solasodine còn là tiền chất để sản xuất các loại corticosteroid, testosteroid .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    69    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.