Thử nghiệm ương cá chẽm (Lates calcarifer) hương lên giống bằng mương nổi đặt trong ao đất

Bài viết trình bày mức độ tương đồng của môi trường nước trong mương và ao, tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá và hạch toán kinh tế cho thử nghiệm ương cá chẽm giống bằng mương nổi. Để nắm nội dung . | Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007 Trường Đại học Nha Trang VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ CHẼM (Lates calcarifer) HƯƠNG LÊN GIỐNG BẰNG MƯƠNG NỔI ĐẶT TRONG AO ĐẤT Hoàng Tùng1*, Lưu Thế Phương1, Huỳnh Kim Khánh2 1 Trường Đại học Nha Trang 2 Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa Mương nổi phiên bản SMART-1 được Trường Đại học Nha Trang (Dự án CARD VIE 062/04) thiết kế và đưa vào thử nghiệm ương/nuôi giống của một số đối tượng cá biển có giá trị kinh tế cao tại Khánh Hoà. Kết quả ương cá Chẽm có chiều dài thân cỡ 1,5 – 2,0 cm bằng mương nổi đợt 1 cho thấy sau 15 ngày ương cá đạt khối lượng trung bình 2,4 ± 0,1 g/con; chiều dài toàn thân trung bình 5,1 ± 0,05 cm/con, tỷ lệ sống đạt 81,9 ± 0,97 %. Đợt ương 1 kéo dài 45 ngày, khối lượng thân trung bình 16,4 ± 1,3 g/con, chiều dài toàn thân trung bình 10,0 ± 0,2 cm/con, tỷ lệ sống trung bình là 53,4 ± 1,4 %. Tỉ suất lợi nhuận/chi phí là từ 0,3 đến 1,14 cho thấy hiệu quả kinh tế cao của mô hình ương này. 1. MỞ ĐẦU Cá Chẽm (Lates calcarifer Bloch, 1790) đã trở thành một trong những đối tượng nuôi rất phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Úc, Trung Quốc và Việt Nam. Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về công nghệ sản xuất giống các loài cá biển chủ yếu tập trung vào việc xây dựng tiểu hệ sinh thái và tăng cường dinh dưỡng cho giai đoạn cá con [7]. Mặc dù chúng ta đã có thể cho cá sinh sản nhân tạo và sản xuất một lượng đáng kể cá bột và giống cỡ nhỏ (2 – 3 cm) nhưng việc ương nuôi đến cỡ lớn để thả nuôi trong ao (6 – 8 cm) hoặc trong lồng (8 – 10 cm) lại gặp các khó khăn như: kích thước cá quá nhỏ để có thể ương trong lồng lưới, khó quản lý khi ương trong ao đất hoặc chi phí sản xuất cao nếu sử dụng hệ thống lọc sinh học tuần hoàn [6]. Chính vì thế mà việc nghiên cứu công nghệ ương nuôi mới phù hợp với điều kiện sản suất của nước ta là rất cần thiết. Mương nổi (floating raceway) đã được thử nghiệm và sử dụng thành công để nuôi cá nước ngọt ở Úc, Đức và Mỹ [2], [5]. Mương 12 được đặt trong ao

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.